Đối với nhiều mẹ, việc cai sữa cho con là giai đoạn vất vả và khá gian nan nhất là những mẹ lần dầu lên chức. Nhiều mẹ đã nghe đến chuyện cai sữa bằng lá dâu cho bé, tuy nhiên thực hư chuyện cai sữa bằng lá dâu cho bé là như thế nào?
Thời điểm cai sữa thích hợp cho con
Theo khuyến cáo của Bộ Y Tế thì các mẹ nên nuôi con bằng sữa mẹ ít nhất trong 6 tháng đầu đời và sau thời gian này mẹ vẫn có thể tiếp tục cho con bú bằng sữa mẹ đến khi trẻ được 2 tuổi. Nếu muốn thực hiện cai sữa cho con thì mẹ cần quan sát tình hình phát triển của trẻ, bởi vì mỗi trẻ đều có những đặc điểm riêng, nên điều quan trọng là các mẹ cần quan sát, từ đó đưa ra thời điểm cai sữa phù hợp cho con.
Lưu ý: Không nên cai sữa cho con khi con đang bị ốm mà chỉ nên cai sữa khi con khỏe mạnh. Không nên cai sữa vào mùa xuân và mùa đông vì dễ khiến con mắc các bệnh về hô hấp, rối loạn tiêu hóa… Ngoài ra, trước khi cai sữa mẹ nên chuyển dần sang chế độ ăn dặm để dễ dàng cắt giảm bớt thời gian cho bé bú.
Mẹo cai sữa bằng lá dâu mẹ nào cũng nên biết
Nguyên tắc chung khi cai sữa cho bé có lẽ mẹ nào cũng biết là giảm thời gian bú, cho bé bú thưa dần hoặc ăn no trước khi bú. Tuy nhiên, để đạt được hiệu quả nhanh chóng trong công cuộc cai sữa cho con thì mẹ có thể áp dụng mẹo cai sữa bằng lá dâu được dân gian áp dụng rất nhiều. Nhưng khi áp dụng những biện pháp này, mẹ cần hết sức lưu ý để không làm ảnh hưởng đến sức khỏe của con.
Trong Đông y, lá dâu tằm vị đắng ngọt, tính hàn, thường được dùng nhiều trong các bài thuốc chữa ho, chóng mặt, đau đầu, đau mắt, cảm sốt, dưỡng tân dịch, làm mượt tóc, lợi ngũ tạng. Cành dâu tằm vị đắng, tính bình, có tác dụng lợi tiểu, chữa ho hen, phù chân, đái tháo đường, cao huyết áp, thông kinh lạc. Người ta cho rằng mủ trong thân cây chính là yếu tố gây mất sữa. Quả dâu vị chua ngọt, tính bình, có tác dụng bổ can thận, lợi ngũ tạng, xương khớp, giải độc rượu, chữa táo bón, mất ngủ…
Lá dâu là một trong những loại thực phẩm giúp tiêu và mất sữa hiệu quả. Mẹ chỉ cần dùng một nắm lá dâu tằm đem rửa sạch rồi đem đi xao thơm, hạ thổ và sắc lấy nước uống. Còn nếu mẹ không muốn xao thơm, hạ thổ thì có thể đun lá dâu tươi lên lấy nước và uống hằng ngày thay nước. Uống cho đến khi sữa mẹ dần mất đi và lúc bé đòi bú mà không có sữa thì dần dần bé sẽ chán và không muốn bú mẹ nữa.
Một số mẹo cai sữa cho con phổ biến khác
Mẹo cai sữa cho con bằng tỏi
Đối với tỏi thì mẹ có thể áp dụng nhiều cách, chẳng hạn như giã nhỏ tỏi vắt lấy nước cốt rồi hòa với một ít nước lọc, chỉ cần con đòi bú là mẹ bôi một ít vào đầu ti hoặc phía ngoài áo để khi bé ngửi thấy là không dám bú. Hoặc mẹ có thể chế biến tỏi vào trong các món ăn hằng ngày, ăn nhiều tới mức có cảm giác cả người ám đầy mùi tỏi là được, đến khi bé đòi ti thì sữa mẹ có mùi khác lạ, về lâu dần bé sẽ không muốn ti sữa mẹ nữa.
Một số mẹo cai sữa khác
Ngoài việc sử dụng các mẹo dân gian để thực hiện cai sữa cho bé, mẹ có thể thực hiện một số cách giúp bé cai sữa, đặc biệt giúp bé nhanh chóng thích nghi với việc tập trung ăn các loại thức ăn đa dạng ngoài sữa mẹ.
Mẹ nên thực hiện cai sữa cho bé bằng cách:
– Chỉ đáp ứng cho bé bú khi bé muốn.
– Dần dần thay thế sữa mẹ bằng các loại thực phẩm dinh dưỡng phù hợp cho bé.
– Mẹ nên nắm rõ các thói quen sinh hoạt của bé để quá trình cai sữa cho bé diễn ra thuận lợi hơn.
– Đánh lạc hướng cho bé bằng những hoạt động khác thay việc bú sữa mẹ.
– Thương bé mẹ vẫn nên trì hoãn việc cho bé bú lại.
– Có thể cho bố tham gia vào việc cai sữa cho bé.
– Mẹ không nên ngồi bên cạnh bé đủ lâu khiến bé có thời gian đòi bú sữa mẹ.
– Tập thay đổi thói quen cho bé.
– Giảm dần việc cho bé bú.
– Nói với bé cho bé biết rằng mẹ không tạo sữa nữa.
– Thực hiện cai sữa cho bé hiệu quả, mẹ cần lên kế hoạch và thảo luận cũng như bàn bạc với chồng về điều này.
Xem thêm>> Mẹo chữa tắc tia sữa bằng lá mít đơn giản và hiệu quả