Khi bé lên 1 tuổi thì sữa mẹ không còn là nguồn thức ăn dinh dưỡng quan trọng duy nhất của trẻ nữa. Do nhu cầu phát triển của cơ thể,việc ăn dặm là hết sức cần thiết cho bé. Bé 1 tuổi ăn cơm được chưa là một trong những câu hỏi được rất nhiều mẹ đặt ra. Việc cho trẻ ăn dặm, ăn cháo, ăn cơm ở thời điểm nào cũng trở nên quan trọng hơn với các mẹ.
Những món ăn giàu dinh dưỡng cho trẻ 1 tuổi.
Trẻ 1 tuổi ăn gì để không chỉ khoẻ mạnh mà còn thông minh ? Muốn vậy, mẹ nên biết những món ăn phù hợp với lứa tuổi này sau đây :
Sữa mẹ và sữa bột vẫn là nguồn thức ăn cần thiết trong giai đoạn này.
Pho mát tiệt trùng hoặc sữa chua, các sản phẩm làm từ sữa chua
Cung cấp vitamin bằng cách cho bé ăn các loại trái cây xắt hạt lựu hay khoai tây nghiền.
Các loại ngũ cốc như gạo, lúa mì, yến mạch, ngũ cốc hỗn hợp là các loại thức ăn cung cấp nhiều năng lượng và sắt.
Cung cấp chất xơ giúp tiêu hoá dễ dàng bằng các loại rau như đậu Hà Lan, cà rốt, tuy nhiên phải cắt vừa miệng, nấu chín mềm.
Trứng, thịt băm, thịt gia cầm, cá không xương,…đều là những thực phẩm giàu protein.
Ngoài ra, mẹ có thể cho bé ăn thức ăn cầm tay như : bánh quy giòn, ngũ cốc ít đường trong các bữa phụ.
Trẻ 1 tuổi ăn bao nhiêu là đủ
Theo các bác sĩ, chế độ dinh dưỡng đủ cho bé tuổi như sau :
3 bữa cháo/ngày; 500-600ml sữa/ngày; Tráng miệng với váng sữa hoặc sữa chua/trái cây.
Trong đó, 3 bữa cháo cần đáp ứng đủ : 40gr gạo + 30gr thịt/cá/tôm hay 1 quả trứng gà + 20gr rau xanh + 10gr dầu ăn hoặc mỡ.
Ngoài ra, Mẹ cũng nên cho bé tập nhai bằng rau củ hoặc thức ăn trong bữa cơm gia đình. Mẹ cũng nên cho bé ngồi ăn cùng cả nhà để bé học cách nhai, ăn uống cùng mọi người.
Bên cạnh đó, mẹ cần lưu ý chế độ dinh dưỡng cho bé 1 tuổi phải đa dạng các nguồn thực phẩm, thay đổi món ăn thường xuyên, không lạm dụng nước hầm xương, cho trẻ ăn “cái” sẽ tốt hơn là nước.
Nếu trẻ biếng ăn cháo mẹ không nên ép, có thể cho trẻ ăn ít cháo sau đó bổ sung thêm bằng các thực phẩm giàu dinh dưỡng khác chẳng hạn như sữa.
Bé 1 tuổi ăn cơm được chưa?
Theo khuyến cáo từ các chuyên gia dinh dưỡng nhi khoa, trẻ sơ sinh trên 6 tháng tuổi bắt đầu nên được bắt đầu chế độ ăn dặm đa dạng các thực phẩm khác nhau với hình thức dạng lỏng như bột và cháo. Tiếp đến trong quá trình bé lớn lên, lượng thức ăn này nên được chuyển đổi theo các cấu trúc khác nhau từ loãng sang đặc rồi đặc hơn rồi đến dạng rắn để phù hợp với khả năng nhai và tiêu hóa của trẻ.
Giai đoạn tập cho trẻ ăn cơm rất quan trọng để phát triển cơ hàm cũng như cung cấp nguồn năng lượng chính cho trẻ chứ không còn phụ thuộc vào sữa mẹ. Vậy bé 1 tuổi ăn cơm được chưa? Thực tế những trẻ từ 12 – 19 tháng đã mọc ít nhất 13 răng sữa và có thể làm quen được với cơm nhão tán nhuyễn nhưng cháo đặc vẫn là lựa chọn dễ tiêu hóa với bé.
Giai đoạn bé 20 – 24 tháng đã ăn được cơm mềm cùng với các món ăn phụ khác trong mâm cơm cùng bố mẹ. Thời gian đầu mẹ nên linh hoạt xen kẽ bữa cơm, bữa cháo đặc để trẻ không cảm thấy ngán khi ăn.
Các bước cho trẻ ăn cơm đúng cách
Đừng quá lo lắng về việc bé 1 tuổi ăn cơm được chưa, thay vì vậy mẹ hãy quan sát khả năng nhai của con và phán đoán thời điểm nào nên tập con thử cơm nát. Những bước cơ bản để tập cho con ăn cơm mẹ nên biết là:
Bước 1: Trước tiên cần chuẩn bị thực đơn cho bé ăn dặm với cơm nát, chuẩn bị cơm nát bằng cách lấy gạo nấu thêm nhiều nước và mẹ lấy phần cơm mềm đó ra và dùng muỗng đánh nhẹ cho cơm nát.
Bước 2: Đừng nôn nóng mà hãy để bé tập ăn cơm từ số lượng ít đến nhiều, ngày đầu mẹ chỉ nên cho bé ăn 2 – 3 muỗng cơm.
Bước 3: Các món ăn kèm được chế biến từ thịt, cá, rau, tôm, cua… phải thật đa dạng và ngon miệng để con có hứng thú ăn uống. Mỗi loại thực phẩm đều được nấu, hầm, luộc chín mềm, sau đó cắt nhỏ cho bé dễ ăn.
Bước 4: Mẹ không nên ép con ăn mà hãy để cho bé ăn thoải mái và tự do, tự chọn. Nếu như bé chán và chỉ thích ăn thức ăn vào những ngày sau thì điều này cũng bình thường, mẹ có thể để bé ăn thức ăn để bổ sung thêm dinh dưỡng đầy đủ cho bé.
Bước 5: Mục đích chính của giai đoạn dạy trẻ 1 tuổi tập ăn cơm là để con dần quen với thức ăn cứng hơn và tập nhai để phát triển cơ hàm. Hãy cùng con kiên trì để bé phát triển thói quen nhai, nuốt thức ăn.
Lưu ý song song bên việc ăn cơm, lúc này mẹ chỉ nên cho bé ăn 1 bữa/ngày vào buổi trưa hoặc tối và vẫn cho bé ăn 2 bữa cháo đặc. Khi con nhai thành thạo hơn và bé có vẻ thích ăn cơm hơn mẹ có thể tăng số lượng cơm trong 1 bữa cho bé hoặc tăng số lượng bữa cơm hàng ngày.
Vậy là mẹ đã có câu trả lời cho câu hỏi: Trẻ 1 tuổi ăn cơm được chưa. Hi vọng qua những thông tin đã được tổng hợp này, sẽ giúp mẹ yên tâm hơn và bắt đầu quan sát bé yêu thật kỹ.
Xem thêm>>