Bà bầu ăn sung có tốt không? Có làm sao không?

Marryfamily thấy mấy chị bầu ở công sở vẫn cứ hay đùm dúm túi sung xanh, ngồi trong giờ chấm chấm mút mút với muối hạt. Lân la hỏi chuyện “chị không sợ sung chát ăn vào táo bón trong thai kỳ à?” rồi mới biết, bà bầu ăn sung là có lợi mà không phải lợi ít, lợi nhiều là đằng khác.

1. Giá trị dinh dưỡng trong quả sung

Theo nghiên cứu từ viện dinh dưỡng, trong 50g quả sung có đến 30calo; 0,1g chất béo; 7,7g carbohydrate; 1,2g chất xơ; 6,5g đường và 0,3g protein. Ngoài ra trong quả sung còn chứa các loại vitamin quen thuộc như vitamin A, C, K, B, các nguyên tố vi lượng như sắt, kẽm, đồng, kali, …

Bà bầu ăn sung có tốt không?
Giá trị dinh dưỡng của quả sung

Chính vì hàm lượng dinh dưỡng dồi dào như trên nên quả sung là món ăn quen thuộc trong nhiều gia đình đặc biệt là khu vực Bắc Bộ có món sung muối cực đưa cơm. Tuy nhiên khi lựa chọn sung, mẹ nên lưu ý trong quả sung xanh có giá trị dinh dưỡng gấp khoảng 10 lần sung chín và ăn giòn hơn sung chín.

2. Bà bầu ăn sung có tốt không? Có làm sao không?

Bà bầu hoàn toàn ăn được quả sung bởi những lợi ích mà nó mang lại. Không thể bỏ qua quả sung trong thực đơn vì những lợi ích sau đây:

– Tăng cường khả năng hấp thụ canxi: giai đoạn mang thai, mẹ bầu cần hàm lượng canxi rất lớn để củng cố xương chắc khỏe, ngăn ngừa tình trạng loãng xương và có nguyên liệu cho sự phát triển khung xương của con. Trong 100g quả sung có đến 49mg canxi, đây là loại quả dồi dào canxi, không kém gì sữa bầu. Vậy nên ngoài các loại thực phẩm như trứng, sữa, phomai, viên uống canxi thì sung cũng sẽ giúp mẹ tăng cường lượng canxi đáng kể trong cơ thể

Bà bầu ăn sung có tốt không?
Bà bầu ăn sung có tốt không?

– Cung cấp chất béo tốt: thành phần omega – 3; omega – 6; axit béo và phytosterol trong quả sung sẽ giúp loại bỏ cholesterol trong máu, giữ cho thành mạch máu co giãn tốt. Axit béo trong quả sung sẽ giúp cho quá trình phát triển não bộ của bé được đẩy nhanh hơn, giảm nguy cơ dị tật thai nhi, sinh non hoặc sảy thai.

– Ngăn ngừa thiếu máu, giảm ốm nghén: sung là loại quả giàu sắt, có thể giúp cải thiện tình trạng thiếu máu trong thai kỳ cho mẹ bầu. Đặc biệt vitamin B6 trong quả sung và vị chát đặc trưng còn giúp cải thiện tình trạng ốm nghén của bà bầu trong suốt 3 tháng đầu mang thai

– Duy trì đường huyết, huyết áp: với hàm lượng kali trong quả sung sẽ giúp cân đối lượng natri, ổn định huyết áp cho phụ nữ mang thai, giảm nguy cơ tiền sản giật, điều chỉnh lượng đường trong máu, giảm tỉ lệ mắc tiểu đường thai kỳ.

– Hỗ trợ tiêu hóa, không lo táo bón: không phải vị chát của sung sẽ làm ảnh hưởng đến quá trình tiêu hóa, gây táo bón ở mẹ bầu mà ngược lại với hàm lượng chất xơ lớn, ăn nhiều sung sẽ giúp hỗ trợ quá trình tiêu hóa, làm mềm và thúc đẩy quá trình đào thải chất cặn.

– Ngăn ngừa ung thư vú: tác dụng này không chỉ đối với mẹ bầu mà còn là tin vui chung đối với chị em phụ nữ. Nghiên cứu chỉ ra rằng, trong quả sung có hợp chất gốc benzel gần giống với benzaldehyde có tác dụng kháng viêm và thu nhỏ kích thước khối u.

3. Gợi ý một số món ăn với quả sung

Bà bầu hoặc mẹ sau sinh ngoài ăn sung xanh chấm muối còn có thể chế biến thành các món ăn khác để ăn cùng cơm

Bà bầu ăn sung muối chua

Bà bầu ăn sung muối được không? Đây là điều khiến nhiều mẹ băn khoăn vì bà bầu luôn được khuyến cáo là không nên ăn thực phẩm lên men. Tuy nhiên nếu tìm hiểu về cách chế biến sung muối thì đây không phải là món ăn lên men như dưa muối hay cà muối. Thông thường sung muối sẽ được rửa sạch, thái mỏng cho vào ngâm cùng dấm chua và gia vị trước khi ăn khoảng 1 – 2h. Quá trình lên men không để qua đêm, qua nhiều ngày như các loại dưa muối khác. Mẹ có thể yên tâm ăn sung muối nhé

Bà bầu ăn sung muối chua
Bà bầu hoàn toàn có thể ăn sung muối chua

Sung kho

Có thể là sung kho thịt heo, sung kho cá trắm đều là những món ăn rất đưa cơm cho mẹ bầu. Cách làm cũng cực kỳ đơn giản, mẹ có thể đổi khẩu vị cho cả gia đình bằng 2 món này đảm bảo cả nhà sẽ thích mê

Cháo sung đường phèn

Vào những ngày bụng dạ tiêu hóa không tốt thì cháo sung đường phèn là vị cứu tinh cho mẹ bầu. Sung mua về rửa sạch, cắt nhỏ rồi cho vào ninh cùng gạo cho đến khi sôi và thêm đường phèn vào, ninh đến nhừ. Sau khi ăn xong bụng của mẹ sẽ dễ chịu đôi phần đấy

4. Lưu ý nhỏ khi bà bầu ăn sung

Dù rất có lợi cho sức khỏe nhưng khi ăn quả sung mẹ bầu cũng nên chú ý một số điều sau:

– Chỉ nên ăn tối đa 5 quả sung/ngày

– Trước khi ăn cần loại bỏ hết phần mủ sung để không bị ảnh hưởng tiêu cực đến hệ tiêu hóa

– Nếu ăn quá nhiều sung trong thời gian dài có thể dẫn đến hạ đường huyết, điều này là nguy hiểm với thai phụ

– Tuyệt đối không ăn sung nếu đã có tiền sử dị ứng với loại quả này

Ăn quả sung mang lại rất nhiều lợi ích cho bà bầu, vậy tại sao bạn không chăm chỉ ăn sung trong khi mang thai để tốt cho sức khỏe. Lưu ý tránh một số loại quả bà bầu không nên ăn để tốt cho cả mẹ và bé nhé.

ĐƯỢC QUAN TÂM NHẤT

BÌNH LUẬN

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

THEO DÕI

22,291FansLike
2,507FollowersFollow
0SubscribersSubscribe
spot_img

BÀI VIẾT HAY NHẤT