Dị ứng là bệnh lý thường gặp ở trẻ nhỏ. Dị ứng xảy ra liên quan đến hệ thống miễn dịch của bé. Các dạng dị ứng ở trẻ tương ứng với các nguyên nhân khác nhau và cách khắc phục khác nhau.
Nguyên nhân xuất hiện dị ứng ở trẻ
Dị ứng ở trẻ là do hệ thống miễn dịch phản ứng quá mức khi tiếp xúc với các chất gây dị ứng. Phản ứng này ảnh hưởng đến các bộ phận trên cơ thể như:
- Sốc phản vệ
- Viêm da
- Mề đay, mẩn đỏ,…
Nguyên nhân nào khiến trẻ bị dị ứng? Trẻ bị dị ứng khi tiếp xúc với các chất gây dị ứng hay gọi là dị nguyên. Các dị nguyên này sẽ xâm nhập vào cơ thể trẻ bằng nhiều đường khác nhau.
- Qua đường hô hấp như ăn uống, thở, tiêm chích do côn trùng hoặc tiêm thuốc.
- Tiếp xúc qua da như: lông động vật, phấn hoa, cây cỏ, thức ăn, chăn ga,…
Nguồn gốc của tình trạng này không rõ ràng và do nhiều yếu tố kết hợp như:
Bố mẹ có thể di truyền cho con nhạy cảm với một số chất bản thân bị dị ứng.
Trẻ em và người lớn bị dị ứng có tần suất và mức độ khác nhau theo độ tuổi.
Sự khác biệt về chủng tộc như thịt, phấn hoa,… có các biểu hiện dị ứng khác nhau.
Bên cạnh đó còn có một số nguyên nhân bên ngoài ảnh hưởng đến cơ thể trẻ nhỏ. Như ô nhiễm không khí, môi trường, bệnh truyền nhiễm,…
Dị ứng ở trẻ có nhiều dạng, ảnh hưởng đến các bộ phận trên cơ thể với những dấu hiệu khác nhau.
Các dạng dị ứng và dấu hiệu nhận biết dị ứng ở trẻ
Dị ứng ở trẻ không chỉ gây ảnh hưởng đến các hoạt động thường ngày mà còn ảnh hưởng đến giấc ngủ của trẻ. Một số trường hợp dị ứng nặng có thể ảnh hưởng tới tính mạng của bé nếu không phát hiện ra sớm.
Dị ứng có thể di truyền qua các thế hệ. Theo chuyên gia dinh dưỡng nếu bố hoặc mẹ bị dị ứng thì trẻ sinh ra khoảng 30% sẽ bị dị ứng. Nếu cả bố và mẹ đều bị dị ứng thì tỷ lệ tăng cao lên là 60%.
Trong 6 tháng đầu đời của bé, hệ miễn dịch của bé đang dùng của bố mẹ(truyền trong quá trình mang thai) nên biểu hiện dị ứng chưa rõ ràng và nhẹ.
Trẻ bị dị ứng nặng có thể phát hiện vào 1-2 tháng đầu sau sinh với biểu hiện da bé bị khô. Đến tháng thứ 2 mặt bé ửng đỏ, má và ở các khe tay xuất hiện đốm đỏ. Khi bé được 6 tháng trở nên các biểu hiện của dị ứng bắt đầu nặng.
Các dạng dị ứng hay gặp ở trẻ nhỏ
Các dạng dị ứng da ở trẻ nhỏ:
- Trẻ bị nổi mề đay bé, ban đỏ xuất hiện trên da. Bé nổi mề đay khi cơ thể tiếp xúc với dị nguyên lạ. Trẻ bị mề đay xuất hiện trong thời gian ngắn hoặc tái diễn 6 tuần. Khi thấy các dấu hiệu trên, bố mẹ nên đưa con đi thăm khám bác sĩ tránh để kéo dài.
- Bé bị dị ứng nổi mẩn đỏ do viêm da tiếp xúc. Yếu tố bên ngoài bao gồm quần áo, dụng cụ cá nhân, khói bụi khiến da bé kích ứng và nổi mẩn đỏ.
Bé bị hen phế quản do khói bụi, phấn hoa, thuốc hay do dị nguyên đường hô hấp. Ngày nay, hen phế quản ngày một phổ biến ở trẻ làm ảnh hưởng đến học tập, mất ngủ hay giải trí của trẻ do những cơn khó thở.
Bé bị viêm mũi dị ứng, viêm kết mạc dị ứng. Đây là tình trạng rất hay gặp ở trẻ, không nặng như gây khó chịu cho bé. Tình trạng này thường tái diễn theo mùa trong năm.
Bé bị dị ứng thực phẩm, sữa. Thành phần chính gây dị ứng là protein. Đây là protein khó phân hủy và dễ biết tính. Dị ứng xảy ra trong vài phút với biểu hiện sưng, khó thở, buồn nôn, đau bụng, tiêu chảy,… thậm chí tử vong.
Bé bị dị ứng thời tiết khi có những thay đổi đột ngột. Cơ thể bé xuất hiện mề đay cấp trên chân tay hoặc toàn cơ thể. Trên da xuất hiện nốt sần, ấn vào thấy căng. Bé sẽ cảm thấy khó chịu và cáu gắt.
>>> 7 dấu hiệu “chỉ điểm” bé đang bị dị ứng thời tiết
Cách khắc phục tình trạng dị ứng ở trẻ
Tình trạng dị ứng ở trẻ không bao giờ được xem thường. Đây là lời khuyên của bác sĩ dành cho các ông bố bà mẹ. Tùy cơ địa mỗi bé mà tình trạng diễn biến nặng hay nhẹ. Nếu bé nhà bạn có tình trạng dị ứng kể trên, tốt nhất nên đưa bé tới gặp bác sĩ để được điều trị.
Sau khi tìm được nguyên nhân khiến bé dị ứng, gia đình đóng vai trò quan trọng trong quá trình theo dõi tình trạng của bé.
Nếu trường hợp dị ứng nhẹ. Bôi thuốc và uống thuốc theo chỉ định của bác sĩ tránh sử dụng không đúng liều lượng càng làm tình trạng nặng hơn. Với tình trạng nặng, ảnh hưởng đến sức khỏe của bé. Bố mẹ nên đưa con thăm khác kịp thời tránh trường hợp xấu nhất xảy ra.
Bố mẹ tuyệt đối không sử dụng thực phẩm đã từng gây dị ứng. Giữ gìn vệ sinh sạch sẽ, thường xuyên vệ sinh phòng và dụng cụ cá nhân sạch sẽ. Đối với những bé hen suyễn cần tuân thủ hướng dẫn của bác sĩ. Không tự ý sử dụng thuốc cho con khi không có chỉ định.
Tham khảo ý kiến bác sĩ nếu muốn đổi sang dùng thực phẩm khác. Vì các loại thực phẩm có sự dị ứng chéo ví dụ như trẻ dị ứng sữa bò thì cũng có khả năng dị ứng sữa dê.
Dị ứng ở trẻ nhỏ là tình trạng phổ biến bé nào cũng gặp phải. Đối với bé có cơ địa nhạy cảm thì tình trạng sẽ nặng hơn. Tình trạng bệnh sẽ biến chuyển từ nhẹ cho đến nặng thậm chí là sốc phản vệ. Vì vậy Bố mẹ cần lưu ý theo dõi phản ứng của bé đồng thời vệ sinh sạch sẽ môi trường xung quanh tránh các tác nhân gây hại cho bé.
Bài viết liên quan:
>>> Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị, phòng chống bệnh viêm mũi dị ứng
>>> Bé bị viêm da cơ địa, mẹ nên dùng loại kem dưỡng ẩm nào là tốt nhất cho bé?