Chế độ dinh dưỡng khi mang thai có ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của thai nhi cũng như sức khỏe của người mẹ đặc biệt là ở giai đoạn 3 tháng cuối thai kỳ. Ở giai đoạn này thai nhi hoàn thiện các cấu trúc trên cơ thể để chuẩn bị chào đời. Do đó, chế độ ăn uống 3 tháng cuối thai kỳ cần đặc biệt chú ý hơn cả.
Nhu cầu dinh dưỡng 3 tháng cuối thai kỳ của mẹ bầu
Dinh dưỡng của thai nhi phụ thuộc hoàn toàn vào mẹ. Do đó, mẹ có chế độ ăn uống cân bằng, khoa học và đầy đủ sẽ giúp bé không bị thiếu hụt chất dinh dưỡng và chậm phát triển. Tuy nhiên, mẹ cũng không nên ăn quá nhiều so với nhu cầu khuyến nghị sẽ gây ra dư thừa năng lượng sẽ làm mẹ tăng cân và tích trữ nhiều chất béo. Đây có thể là nguyên nhân tăng nguy cơ mắc các bệnh tiểu đường thai kỳ, các vấn đề về tim hoặc đột quỵ.
Vì vậy, các sản phụ cần chú ý chế độ ăn uống 3 tháng cuối thai kỳ, điều này sẽ giúp cho bé sinh ra khỏe mạnh và phát triển tốt. Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng đứa trẻ được sinh ra đủ dinh dưỡng có thể có IQ cao hơn những đứa trẻ suy dinh dưỡng. Tuy nhiên, trí thông minh còn được quyết định bởi gen, dinh dưỡng đóng vai trò hỗ trợ nhưng vẫn rất quan trọng cho sự phát triển của bé. Nhu cầu dinh dưỡng 3 tháng cuối thai kỳ của bà mẹ sẽ có thay đổi về trọng lượng và lớn hơn so với hai giai đoạn trước.
Những thực phẩm mẹ nên lựa chọn cho tam cá nguyệt thứ 3
Để những tháng cuối thai kỳ cả mẹ và thai nhi đều phát triển khỏe mạnh. Mẹ cần có chế độ ăn uống 3 tháng cuối thai kỳ đầy đủ những thực phẩm sau:
Thực phẩm giàu protein
Ở giai đoạn 3 tháng cuối thai kỳ, thai nhi đòi hỏi rất nhiều protein cho việc phát triển các cơ bắp và mô. Để đáp ứng nhu cầu này, mẹ cần phải bổ sung đa dạng các loại thực phẩm như: thịt lợn, thịt gà, thịt bò, các loại đậu, sữa … Theo đó, lượng protein cần cung cấp trong giai đoạn này nên ở mức 70 gram mỗi ngày.
Thực phẩm giàu canxi
Việc bổ sung canxi trong 3 tháng cuối của thai kỳ rất quan trọng. Vì hàm lượng canxi đủ sẽ hỗ trợ sự phát triển hệ thống xương của bé và giúp cho xương có cấu trúc vững chắc. Bà mẹ ở giai đoạn này cần bổ sung đủ 1,000 gam canxi mỗi ngày theo khuyến nghị. Vì vậy, hãy bổ sung những thực phẩm giàu canxi vào khẩu phần ăn hàng ngày, chẳng hạn như: sữa, phô mai, paneer, sữa chua (đây là loại thực phẩm giàu canxi nhất và nó còn cung cấp thêm vi khuẩn có lợi cho đường ruột).
Thực phẩm giàu DHA
Acid béo DHA là một trong những acid béo cần thiết cho sự phát triển não của trẻ. Một lượng 200mg mỗi ngày theo khuyến nghị giúp cho não bộ của bé phát triển tốt. Dầu cá, cá béo như cá ngừ, quả óc chó, hạt lanh là những thực phẩm cung cấp DHA phong phú. Vì vậy, hãy sử dụng những thực phẩm này trong khẩu phần ăn của bà bầu đặc biệt ở giai đoạn 3 tháng cuối của thai kỳ.
Thực phẩm giàu chất xơ
Táo bón là phổ biến trong thời kỳ mang thai, theo đó một chế độ ăn giàu chất xơ không những giúp ngăn ngừa táo bón mà còn có thể giúp làm sạch mật. Nước trong đường tiêu hóa được hấp thụ bởi lượng chất xơ, nên hãy bổ sung nhiều nước hơn cho cơ thể. Những loại thực phẩm giàu chất xơ được lựa chọn cho khẩu phần ăn của bà mẹ mang thai đặc biệt trong 3 tháng cuối bao gồm: trái cây, quả tươi, các loại đậu, ngũ cốc nguyên hạt.
Thực phẩm giàu vitamin C
Tăng lượng vitamin C sẽ giúp hấp thu sắt tốt hơn trong giai đoạn thai kỳ. Những loại thực phẩm cung cấp nguồn vitamin C dồi dào như: trái cây họ cam quýt (chanh, cam, dưa), tiêu xanh, bông cải xanh.
Xem thêm>> [Thắc mắc] Mang thai 3 tháng đầu mẹ nên ăn gì, kiêng những gì?
Bà bầu không nên ăn gì trong 3 tháng cuối
Ngoài việc cần ghi nhớ các thực phẩm, vitamin khoáng chất cần được bổ sung trên. Các mẹ bầu cũng phải cần lưu ý một số thực phẩm chúng ta không nên sử dụng nhiều trong 3 tháng cuối như:
- Nước có chất kích thích như bia, rượu, cafe
- Không nên ăn ngọt nhiều, vì ăn ngọt trong thời kỳ này rất dễ tăng cân và gây ra bệnh tiểu đường thai kỳ.
- Han chế ăn nhiều tinh bột, chất béo nhiều vì có thể làm tăng cân rất nhanh
- Mẹ bầu không nên ăn mặn vì có gây tình trạng tích trữ muối, nước, gây phù, huyết áp cao, sản giật và tiền sản giật thai nguy cơ cho cả mẹ và em bé.
- Hạn chế ăn ngoài đường, vỉa hè
- Hạn chế ăn kem, uống nước lạnh, nước đá có thể ảnh hưởng đến huyết khối hoặc viêm họng của thai phụ.
- Các vitamin và thuốc bổ nên được sự tư vấn của các bác sĩ trước khi sử dụng
Xem thêm>> 10+ món ăn đơn giản cực kỳ bổ dưỡng cho mẹ bầu ăn nhiều không chán