Mách mẹ cúng đầy tháng bé gái miền Nam đúng cách

Tháng đầu đời là khoảng thời gian quan trọng vì vậy bố mẹ cần chú ý nhiều hơn để con có khởi đầu tốt đẹp, thuận lợi. Rất nhiều ông bố, bà mẹ băn khoăn không biết mâm cúng đầy tháng bé gái miền Nam cần chuẩn bị những gì? Mâm cúng cần chuẩn bị những lễ vật nào? Ngay bài viết dưới đây hãy cùng Marryfamily tìm hiểu và chuẩn bị mâm cúng đầy tháng cho bé theo đúng phong tục nhé!

Tại sao gia đình nên cúng đầy tháng cho bé?

Trong gia đình có khi có thêm một thành viên mới ra đời thì ai cũng muốn những điều tốt đẹp nhất đến với bé, đặc biệt là các bậc làm cha làm mẹ không ai là không muốn đem lại hạnh phúc cho con. Chính vì vậy, mà lễ cúng đầy tháng cho bé là rất quan trọng.

Tháng đầu được cho là thời gian đầu đời nhiều mới mẻ, khó khăn để thích nghi môi trường sống mới đối với bé. Và thời điểm sau một tháng cũng là lúc kết thúc thời gian mẹ ở cữ, được sinh hoạt ăn uống bình thường.

Nên sau thời điểm một tháng người ta thường làm lễ cúng đầy tháng miền Nam cho trẻ. Duy trì cho đến ngày nay với ý nghĩa đánh dấu bước tiến đầu đời của trẻ. Tạ ơn các vị thần linh bao bọc chở che cho mẹ và bé được khỏe mạnh. Thông báo sự việc, giới thiệu thành viên mới đến họ hàng người thân hàng xóm. Gửi gắm những lời chúc bình an, tốt đẹp cho trẻ trong giai đoạn sắp tới.

Đối với mỗi vùng miền khác nhau thì có nghi lễ đều có sự sai khác. Việc làm lễ cúng đầy tháng là để cảm ơn 12 bà Mụ đã có công nặn ra bé, dạy bé biết khóc, cười, nói, đi, đứng,… và Đức ông đã che chở bảo vệ cho “mẹ tròn con vuông”. Đồng thời, gia đình cũng xin các vị thần phù hộ cho bé sau này được mạnh khỏe, thông minh, may mắn trong cuộc sống.

Sự khác nhau giữa cúng đầy tháng bé trai và bé gái ở miền Nam

Mọi người thường có thắc mắc cúng đầy tháng bé trai và bé gái ở miền Nam có gì khác nhau? Cụ thể khác nhau về cách tính ngày tổ chức lễ cúng và lễ vật dâng cúng.

Ngoài ra mỗi vùng miền Bắc Trung Nam có sự khác nhau về nếp sống, sinh hoạt, ăn nói,… Thì cơ bản cũng ảnh hưởng đến các tục lệ cúng đầy tháng ít nhiều. Các bạn cứ dựa theo truyền thống vùng miền mà cúng. Hoặc cứ thực hiện lễ cúng bình thường theo điều kiện và khả năng là được.

Mâm lễ cúng đầy tháng bé gái miền Nam gồm những gì?

Cúng đầy tháng ở mỗi vùng miền có một sự khác biệt cơ bản về một số món. Điều này ảnh hưởng bởi tài nguyên thiên nhiên, cũng như phong tục riêng của mỗi vùng miền. Ở miền Nam cúng đầy tháng cho bé gái thường dùng các món sau:

  • 1 mâm hoa quả (có thể chọn 5 loại quả như cam, quýt hoặc dứa, chuối, táo, xoài,..).
  • 1 bình bông tươi (hoa hồng, hoa cát tường, hoa ly,…).
  • Xôi lá cẩm hay xôi gấc (12 đĩa nhỏ, 1 đĩa lớn).
  • Kẹo bánh dành cho trẻ con (12 đĩa).
  • Chè (12 bát, nếu là bé trai thì cúng chè đậu trắng còn bé gái thì cúng bằng chè trôi nước).
  • Giấy cúng đầy tháng (gồm có 13 đôi hài, 13 bộ quần áo cho các bà Mụ và bà Chúa). Hương nhang.
  • Trầu cau tươi.
  • Vàng mã, tiền giấy.
  • Nến.
  • Gạo tẻ, muối hạt sạch.
  • Nước lọc (gồm 12 chén).
  • Rượu (gồm 12 chén). Thịt lợn (có thể thịt lợn quay, hay thịt chân giò,…).
  • 1 con gà luộc buộc chéo cánh.
  • 1 bộ tam sên (bao gồm: thịt heo, trứng luộc, tôm luộc hay cua luộc)
  • Ngoài ra có một số gia đình sẽ bày thêm nước ngọt, bánh kẹo, heo quay…

Cách tính ngày đầy tháng cho bé gái miền Nam?

Theo truyền thống của dân gian thì cách tính ngày tháng của thôi nôi và đầy tháng sẽ tính theo âm lịch. Và còn tùy vào giới tính của đứa trẻ (là bé trai hay bé gái).

Ông bà xưa thường có câu “Gái lùi 2 trai lùi 1”. Vì vậy đối với bé gái thì cách tính ngày đầy tháng sẽ hơi khác với bé trai, do “gái sụt hai trai sụt một”.

Theo quy định truyền thống, bố mẹ thường lấy ngày theo âm lịch. Ví dụ như bé sinh vào ngày 20 tháng 11 âm lịch thì tổ chức đầy tháng vào ngày 18 tháng 12 âm lịch.

Nghi thức cúng đầy tháng cho bé gái miền Nam như thế nào?
Tất cả các mốn lễ vật cúng đầy tháng nên được bài trí một cách hài hòa, và cân đối ở chính giữa phía trên của hương án. Trong đó lễ vật dâng các bà mụ chia làm 12 phần nhỏ đều nhau cùng 1 phần to hơn cho bà Mụ chúa.

Mâm lễ mặn cùng hương, hoa và nước trắng để trên cùng và mâm tôm, cua, ốc để phía dưới. Soạn mâm trên đầu giường em bé nằm rồi đốt nến lên dâng cúng bà Mụ.

Sau đó đốt quần áo tiền vàng cho các bà mụ, bóc bim bim cùng hoa quả cho trẻ con trong nhà. Chia sách bút cho các bé lấy lộc, và giữ lại cho con mình một vài món.

Sau nghi thức cúng đầy tháng cho bé gái là nghi thức khai hoa. Hay còn được ông cha gọi là nghi thức “bắt miếng”. Bé sẽ được đặt ngay ở bàn giữa, ba mẹ bé rót trà thắp hương và xin phép bắt miếng.

Sau đó, một người quý phải sang trọng sẽ bế đứa trẻ một tay, tay kia cầm một nhánh hoa điệp hay có thể là hoa khác vừa quơ qua, quơ lại trên miệng bé vừa dạy nói những lời tốt đẹp như sau:

“Mở miệng ra cho có bông, có hoa. Mở miệng ra cho kẻ thương, người nhớ. Mở miệng ra cho có bạc, có tiền. Mở miệng ra cho xóm giềng quý mến…”

Sau khi cầu chúc những điều tốt lành gửi đến bé, cha mẹ sẽ tiếp tục nghi thức đặt tên cho bé. Theo đó, ba mẹ sẽ lấy 2 đồng tiền cổ làm bằng bạc thật & gieo vào một chiếc đĩa.

Nếu có một mặt úp, một mặt ngửa thì chứng tỏ cái tên đã được gia tiên chứng giám và ưng thuận. Ngược lại, nếu đều là 2 mặt úp hay 2 mặt ngược thì phải tiến hành gieo đồng tiền này lại. Nếu đã 3 lần mà vẫn chưa làm được thì phải đặt tên cho bé gái lại.

Xem thêm>>

ĐƯỢC QUAN TÂM NHẤT

BÌNH LUẬN

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

THEO DÕI

22,291FansLike
2,507FollowersFollow
0SubscribersSubscribe
spot_img

BÀI VIẾT HAY NHẤT