Mẹ dị ứng da khi mang thai và cách khắc phục hiệu quả

Mang thai là nghĩa vụ thiêng liêng của người mẹ. Bên cạnh niềm vui và hạnh phúc, thai phụ phải đối mặt với nhiều thay đổi về sức khỏe khi mang thai. Trong đó có tình trạng mẹ dị ứng da khi mang thai. Điều này không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ mà còn ảnh hưởng rất nhiều đến sự phát triển của thai nhi.

Nguyên nhân mẹ bị dị ứng da khi mang thai

Dị ứng thức ăn : Mẹ bị dị ứng thức ăn khi mang thai là do phản ứng quá mẫn của hệ miễn dịch, mẹ có tiền sử dị ứng trước khi mang thai, …

Khi em bé trong bụng mẹ dần lớn lên da bụng mẹ cũng vì thế mà bị kéo căng để phù hợp với sự phát triển của bé. Các mô liên kết bị tổn thương, gây viêm rồi dẫn đến phát ban, sưng đỏ và ngứa dị ứng.

Thay đổi nội tiết tố: Khi mang thai, cơ thể mẹ tiết ra các hormone để cung cấp chất dinh dưỡng và tạo môi trường ổn định bảo vệ em bé. Một trong những nội tiết tố gây dị ứng và mẩn ngứa là estrogen. Hormone này làm cho da mẹ bị căng, khô và ngứa.

Mẹ bị dị ứng khi mang thai còn do nhiều nguyên nhân khác nữa như: sức đề kháng cuiar mẹ kém, môi trường ô nhiễm,.. Vậy nên mẹ bầu cần chú ý đến bản thân để có thể tìm ra nguyên nhân

nguyen-nhan-me-di-ung-khi-mang-bau
Nguyên nhân mẹ bị dị ứng da khi mang bầu

Các dạng dị ứng da khi mang thai thường gặp

Các dạng dị ứng da khi mang thai thường gặp là xuất hiện các tổn thương da. Có tới 20-30% trường hợp dị ứng xuất hiện triệu chứng này.

Thường xuất hiện ở dạng phát ban, nổi mề đay, nổi mụn, ngứa ngáy,..

Cách chữa trị bị dị ứng da khi mang thai

Dị ứng da thường hết trong vòng một đến hai tuần sau khi sinh. Nhưng một số phụ nữ có thể nhận thấy rằng phát ban vẫn tồn tại trong vài tuần sau khi sinh.

Mẹ bầu có thể điều trị để giảm các triệu chứng khó chịu, chẳng hạn như:

        Dưỡng ẩm: Mẹ bầu nên bôi kem dưỡng ẩm để làm giảm cảm giác khó chịu, nhưng mẹ chú ý tránh những loại có thành phần không phù hợp với trẻ em. Các chất dưỡng ẩm mẹ có thể dùng như: axit salicylic, retinol, vitamin A, retinyl palmitate.

        Steroid tại chỗ: Các loại kem steroid, chẳng hạn như kem hydrocortisone 1%, có thể giúp giảm ngứa. Tuy nhiên mẹ nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng.

        Thuốc kháng histamin: Được sử dụng để giúp giảm tình trạng ngứa, thuốc kháng histamin an toàn khi mang thai có : diphenhydramine (benadryl) và cetirizine (Zyrtec).

Phụ nữ mang thai không thể ngăn ngừa dị ứng khi mang thai. Nhưng có một lối sống lành mạnh sẽ làm giảm nguy cơ phát ban. Ngay cả khi nó chỉ là tạm thời.

cach-chua-tri-bi-di-ung-khi-mang-thai
Cách chữa trị bị dị ứng khi mang thai

Một số lưu ý khi mẹ bị dị ứng da khi mang thai 

Dù không quá nguy hiểm nhưng dị ứng gây ra rất nhiều khó chịu. Và bất tiện cho người mẹ khi mang thai. Mẹ hãy thực hiện một số lưu ý sau đây:

+ Bổ sung nước thường xuyên. Có thể thay thế bằng trà hoa cúc, vừa thanh nhiệt, mát gan. Giúp thải bớt độc tố trong cơ thể mẹ.

+ Mẹ nên bổ sung thực phẩm nhiều chất xơ, vitamin , omega 3 như: Rau xanh, trái cây

+ Dùng khăn lạnh chườm lên vùng da bị nổi mẩn nếu quá ngứa, lưu ý chỉ để từ 10 – 15 phút rồi bỏ ra.

+ Mặc quần áo thoải mái, thấm hút mồ hôi giúp da được thoáng khí, không bị bí.

+ Tránh  ra ngoài trong những ngày nóng vì nắng nóng làm da nhạy cảm và gây ngứa hơn.

+ Mẹ có thể dùng các biện pháp dân gian để giảm thiểu tình trạng này 

Trên đây là những thông tin về mẹ bị dị ứng da khi mang thai. Hy vọng với thông tin      Marry Family chia sẻ trên sẽ giúp mẹ bầu biết cách khắc phục các tình trạng dị ứng kịp thời. Chúc cho mẹ bầu có một thai kỳ khỏe mạnh!

Bài viết tham khảo :

>>> Những loại hoa quả mẹ bầu tuyệt đối không nên ăn trong thai kỳ tránh hại mình, hại con

>>> Sức khỏe thai kì

 

 

 

ĐƯỢC QUAN TÂM NHẤT

BÌNH LUẬN

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

THEO DÕI

22,291FansLike
2,507FollowersFollow
0SubscribersSubscribe
spot_img

BÀI VIẾT HAY NHẤT