Nguyên nhân lưu thai mà nhiều mẹ thường bỏ qua

Hầu hết tất cả các mẹ rất vui khi mình mang thai và mong muốn em bé phát triển khỏe mạnh. Nhưng nguyên nhân thai lưu bị chết đã lấy đi quyền làm mẹ. Vì vậy, các mẹ cần nắm được các kiến thức cơ bản của dấu hiệu thai lưu và có cách phòng tránh, xử lý kịp thời mà mẹ không nên bỏ qua.

Lưu thai là gì ?

Lưu thai là tình trạng thai chết còn lưu lại trong bụng trước khi sinh,  ngừng phát triển sau tuần thứ 20, trước thời điểm chuyển dạ và lưu lại trong tử cung trên 2 ngày.

Hiện tượng thai lưu chia thành các loại:

Từ 20 đến 27 tuần: thai lưu chết sớm

– Từ 28 đến 36 tuần: thai lưu chết muộn

– Sau 37 tuần: thai lưu chết chưa đủ tháng 

Thai lưu trong bụng mẹ
Thai lưu trong bụng mẹ

Nguyên nhân lưu thai

Nguyên nhân dẫn đến lưu thai có thể khác nhau dựa trên nhiều yếu tố nguy cơ tiềm ẩn. Dưới đây là một số nguyên nhân các mẹ cần phải biết:

Bất thường nhiễm sắc thể

Do di truyền, dị tật bẩm sinh, đột biến gen trong quá trình tạo noãn, tạo tinh trùng và phát triển của phôi dẫn đến nguyên nhân thai lưu 3 tháng đầu.

Bất thường về dây rốn

 Dây rốn bị xoắn thắt, bị chèn ép, quấn thân,…đều có thể khiến thai lưu.

Do gen nhiễm sắc thể bất thường từ bố mẹ

Gây dị tật bẩm sinh về cấu trúc gen di truyền cho thai nhi.

Mẹ mắc các bệnh lý

Trong thời kỳ mang thai người mẹ bị các bệnh về tim, bệnh gan, sốt virus, tăng huyết áp thai kỳ,…cũng liên quan đến việc tăng nguy cơ thai chết lưu.

Các biến chứng sản khoa

Rau bị bong non là rau của thai đột ngột tách ra khỏi thành tử cung khi thai còn trong bụng mẹ. Đây là biến chứng gây nguy hiểm, có thể bị sảy thai, thai lưu hoặc sinh non. Còn các triệu chứng sản khoa khác mà các mẹ cần chú ý: đa thai, cạn ối, dư ối…

Dị dạng tử cung

Tử cung của người mẹ bị dị dạng, tử cung kém phát triển… khiến thai nhi bị nuôi dưỡng kém. Do vậy, không được cung cấp đầy đủ oxi hoặc dinh dưỡng dẫn đến chết lưu.

Chế độ làm việc và thói quen hàng ngày

Các thai phụ thường xuyên phải lao động vất vả,ăn uống không đủ dinh dưỡng, lạm dụng thuốc lá, hay sử dụng một số loại thuốc kích thích trong thai kỳ thì nguy cơ thai lưu tăng cao.

Mẹ bầu hay lo lắng buồn phiền thường có nguy cơ cao bị thai lưu
Mẹ bầu hay lo lắng buồn phiền thường có nguy cơ cao bị thai lưu

Dấu hiệu nhận biết thai chết lưu

Thai chết trong tử cung có thể lưu lại trong vòng 2 ngày tuy nhiên, ở trong một số trường hợp nhất định thì thia chết không khiến mẹ sảy ngay, mà nằm lại trong tử cung một thời gian. Do vậy, nếu không phát hiện kịp thời sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng người mẹ. Để kịp thời và xử lý, các mẹ cần biết những dấu hiệu sau đây:

– Đối với giai đoạn đầu thai chết có biểu hiện gì. Mẹ bầu nếu thấy máu từ âm đạo của mình chảy ra có màu sẫm, xuất hiện các biểu hiện như ít nghén, bụng không phát triển,… các triệu chứng này là dấu hiệu cảnh báo thai đã chết lưu.

Cách nhận biết thai lưu giai đoạn sau của thai kỳ như sau. Mẹ bầu có thể kiểm soát và dễ dàng nhận biết dấu hiệu thai lưu dễ dàng hơn. Đối với các biểu hiện dễ nhận biết nhất như là mẹ không còn cảm nhận được việc thai đạp hay cử động.

-Dấu hiệu thai lưu là triệu chứng khi thai chết lưu sau 24 tuần thai kỳ.

Cách phòng tránh thai lưu

Các mẹ bầu có thể phòng tránh thai chết lưu bằng các biện pháp như sau:

– Khi có dự định sinh con các mẹ nên đi khám sức khỏe, là điều rất cần thiết để bảo vệ bé khi còn ở trong bụng mẹ.

– Không nên kết hôn và sinh con sớm vì lúc đó cơ thể chưa phát triển toàn diện, nên đẻ thưa và đẻ ít con để không ảnh hưởng đến sức khỏe các mẹ.

– Đối với các mẹ mắc các bệnh lý như:, tiểu đường, tim mạch,… thì nên chữa khỏi bệnh trước khi mang thai, đồng thời nên tham khảo ý kiến của bác sĩ.

– Các mẹ có tiền sử bệnh thai lưu thì nên đi  khám tìm nguyên nhân trước khi mang thai lại.

– Khi có thai các mẹ nên đi khám thai sớm và đều đặn để theo dõi sự phát triển của thai nhi cũng như phát hiện kịp thời các dấu hiệu thai lưu.

Các mẹ cần đi khám sức khỏe trước khi mang thai
Các mẹ cần đi khám sức khỏe trước khi mang thai

Trên đây là toàn bộ những thông tin về nguyên nhân mà các mẹ nên biết để có biện pháp phòng tránh phù hợp. Để đảm bảo sức khỏe của mẹ, vừa biết cách chăm sóc cho thai nhi tốt nhất có thể. Hy vọng bài viết trên có thể giúp ích cho mẹ trong quá trình mang thai.

ĐƯỢC QUAN TÂM NHẤT

BÌNH LUẬN

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

THEO DÕI

22,291FansLike
2,507FollowersFollow
0SubscribersSubscribe
spot_img

BÀI VIẾT HAY NHẤT