Sự phát triển của thai nhi tuần 35 – Cột mốc quan trọng với cả mẹ và bé

Ở vào tuần thứ 35 của thai kỳ hay còn gọi là tam cá nguyệt thứ 3, cơ thể của bé có rất nhiều thay đổi. Cân nặng và chiều cao của bé tiếp tục phát triển, bé cũng dịch chuyển sâu hơn xuống khung chậu để chuẩn bị cho ngày ra đời. Cơ quan nội tạng đã bắt đầu phát triển và đặc biệt là trí não. Tuần 35 đánh dấu cột mốc quan trọng đối với cả mẹ và bé về sự thay đổi cơ thể và tư thế để sẵn sàng cho thời điểm vượt cạn. Vậy sự phát triển của thai nhi tuần 35 như thế nào? Cơ thể mẹ biến đổi ra sao? Mẹ cần chuẩn bị gì để có thể cùng con vượt cạn an toàn?

Sự phát triển của thai nhi tuần 35

– Chiều cao và cân nặng: thai nhi ở tuần thứ 35 có sự phát triển nhanh về chiều cao và cân nặng. Giai đoạn này sẽ giúp bé tăng được khoảng 500gr, đạt đến cân nặng 2,38kg – 2,5kg. Chiều dài cơ thể bé cũng đạt đến 46cm. Do sự tăng lên đáng kể về kích thước khiến bé cảm thấy bụng mẹ dường như chật hẹp hơn, bé cũng bắt đầu dịch chuyển xuống khung chậu và ít đạp mẹ hơn, thay vào đó là cuộn tròn cùng ngọ nguậy.

Sự phát triển của thai nhi tuần 35
Hình ảnh minh họa cho sự phát triển của thai nhi tuần 35

– Hoàn thiện các cơ quan: hầu hết các cơ quan của bé đều đã hoàn thiện chỉ còn lại 1 vài cơ quan vẫn đang phát triển như phổi. Não bộ cũng tiếp tục phát triển nhanh chóng. Thận cũng phát triển đầy đủ, gan đã bắt đầu hoạt động. Đôi tai của bé đã được hình thành và hoạt động tốt. Bé thậm chí đã có thể nghe được mẹ nói chuyện hoặc hát. Lớp lông tơ bao phủ cơ thể và lớp mỡ màng Vernix cũng thụt vào bên trong.

– Phát triển trí não: tốc độ phát triển trí não của bé tăng lên nhanh chóng. Trong giai đoạn này trọng lượng não của bé tăng lên gần 10 lần và đến năm 12 tuổi, não bộ sẽ có kích thước lớn gấp 3 lần lúc sinh

– Quá trình tạo phân su đầu tiên: lớp lông tơ bao phủ cơ thể và lớp màng nước ối rụng dần, bé nuốt các chất này vào cùng với dinh dưỡng lấy từ mẹ, qua hệ bài tiết để tạo thành hỗn hợp màu đen đầu tiên trong ruột được gọi là phân su

Những thay đổi của mẹ bầu trong giai đoạn thai nhi 35 tuần tuổi

Khi cơ thể bé vào giai đoạn “nước rút” cho quá trình phát triển, đòi hỏi cơ thể mẹ 1 lượng dinh dưỡng lớn hơn thời điểm trước. Cơ thể mẹ giai đoạn này cũng biến đổi không ngừng.

– Cân nặng thay đổi nhanh: cùng với sự phát triển của thai nhi qua các tuần, mẹ cần nạp nhiều hơn năng lượng thông qua các bữa ăn. Điều này khiến cân nặng của mẹ cũng tăng lên đáng kể

– Cổ tử cung mở rộng hơn: bé tăng lên về kích thước đồng nghĩa với việc cổ tử cung của mẹ cũng được mở rộng ra để sẵn sàng cho giai đoạn sinh con sắp tới. Khi cổ tử cung mở rộng hơn, mẹ có thể cảm thấy một vài cơn đau nhói ở âm hộ nhưng đây vẫn chưa phải là chuyển dạ

– Đi tiểu thường xuyên: Tử cung của mẹ tròn như trái bóng và đè ép sang các cơ quan khác, đặc biệt là thận. Đây là lý do vì sao mẹ bầu thường xuyên đi tiểu, đặc biệt trong giai đoạn tuần 35.

Sự phát triển của thai nhi ở tuần thứ 35
Thay đổi trong cơ thể mẹ ở tuần thai thứ 35

– Cơn ợ nóng xuất hiện nhiều hơn: đây là biểu hiện bình thường của mẹ bầu khi bào to ra về kích thước gây áp lực cho dạ dày. Các cơn ợ nóng thường gây cảm giác nóng rát, khó chịu ở thực quản. Vấn đề này sẽ biến mất khi em bé chào đời.

– Táo bón: không chỉ dạ dày, thận là các cơ quan bị ảnh hưởng mà cả hệ tiêu hóa, bài tiết trong đó có ruột già, ruột non đều bị tác động. Ruột bị đè nén gây khó khăn khi di chuyển của chất cặn cùng với việc bổ sung hàm lượng chất sắt trong suốt thời gian dài để đảm bảo sự phát triển của thai nhi theo tuần dẫn đến hiện tượng táo bón ở mẹ bầu.

– Đau lưng: Khi bé phát triển, tử cung to ra, chèn ép thần kinh, mạch máu ở phần lưng gây đau lưng. Khi mang thai tuần thứ 35, lưng phải chịu trọng lượng của em bé trong bụng nên bị khòm xuống. Nội tiết tố thay đổi cũng tạo ra nhiều vấn đề. Nồng độ estrogen và progesterone tăng cao làm các khớp và dây chằng lỏng lẻo dẫn tới đau cột sống lưng. 

– Phù nề: động mạch chủ và tĩnh mạch ở xương chậu cũng là bộ phận bị ảnh hưởng không nhỏ khi khối lượng bào thai tăng lên. Máu lưu thông xuống vùng chân khó khăn hơn và gây ra hiện tượng phù nề chân. Triệu chứng này sẽ xảy ra ở giai đoạn cuối thai kỳ

3. Mẹ bầu nên làm gì trong tuần thai kỳ thứ 35

sự phát triển của thai nhi tuần 35
Mẹ bầu nên làm gì trong tuần thai thứ 35

– Đầu tiên, mẹ cần bổ sung đầy đủ dinh dưỡng theo lời khuyên của bác sĩ để đảm bảo đủ chất cho cả mẹ và bé trong giai đoạn cuối thai kỳ nhằm tạo tiền đề cho việc sinh con thông minh khỏe mạnh nhé.

– Thường xuyên vận động: đi bộ hoặc vận động an toàn là điều được khuyên nên thực hiện thường xuyên để khi vào phòng sinh mẹ sẽ dễ sinh em bé hơn

– Chuẩn bị đủ đồ đi sinh: đây là giai đoạn thích hợp để chuẩn bị đồ đi sinh. Hãy lựa chọn cho bé những món đồ sơ sinh cần thiết để mang theo vào bệnh viện. Lời khuyên dành cho ba mẹ là chỉ mang theo đồ thực sự cần thiết được gói gọn trong 1 giỏ đồ đi sinh.

– Chụp ảnh bầu: đây cũng là giai đoạn thích hợp để chụp lại hình ảnh bé còn trong bụng mẹ. Chắc chắn đây sẽ là món quà ý nghĩa mẹ có thể tặng cho bé về sau này và cũng là bức ảnh ghi lại giai đoạn mang bầu đầy vất vả của người mẹ.

– Đọc sách chăm con: tìm hiểu về sách nuôi dạy con cũng là 1 hoạt động được nhiều mẹ bầu lựa chọn trong thời điểm này để học thêm kiến thức và lấp đầy thời gian của mẹ trong ngày.

Theo dõi sự phát triển của thai nhi theo từng tuần, nhất là ở cột mốc quan trọng như tuần 35 để chuẩn bị tâm thế sẵn sàng cho quá trình vượt cạn nhé các mẹ.

ĐƯỢC QUAN TÂM NHẤT

BÌNH LUẬN

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

THEO DÕI

22,291FansLike
2,507FollowersFollow
0SubscribersSubscribe
spot_img

BÀI VIẾT HAY NHẤT