Thai nhi tuần 21 – đây là cột mốc phát triển quan trọng, ghi dấu nhiều thay đổi cả về cân nặng lẫn hình hài và các giác quan của bé. Vậy thai nhi tuần 21 phát triển như thế nào? Nặng bao nhiêu kg? Đã biết làm gì và có có đạp nhiều không? Mẹ có hiếu kỳ về những điều này?
1. Thai nhi 21 tuần là mấy tháng và nặng bao nhiêu?
Ở tuần tuổi thứ 21 là tuần đầu tiên trong tháng thứ 6 của thai kỳ. Đây là giai đoạn bé đã bắt đầu phát triển và dần hoàn thiện các bộ phận, giác quan được hình thành trong 5 tháng trước. Lúc này cân nặng của bé đã đạt khoảng 450g và chiều dài khoảng 28cm, mẹ có thể hình dung bé lúc này như 1 trái mướp nhỏ nhưng đã có hình dáng của bé sơ sinh với các bộ phận bên ngoài được hình thành đầy đủ.
2. Thai nhi 21 tuần phát triển như thế nào? Có đạp nhiều không?
Thai nhi 21 tuần phát triển thế nào?
Vào tuần 21, về cơ bản các đường nét trên khuôn mặt của bé đã hình thành và rõ ràng hơn như mũi, mắt, môi và lông mày nhưng làn da của bé vẫn nhăn nheo. Chồi răng phía dưới lợi cũng bắt đầu hình thành rồi mẹ nhé!
Mắt của bé đã có thể mở hé, tuy chưa thể mở hoàn toàn nhưng cũng có thể cảm nhận và phản ứng được với ánh sáng, bóng tối. Hệ thống dây thần kinh cũng đang tăng tốc độ phát triển cùng với sự ổn định dần của nhịp tim.
Phổi của bé cũng bắt đầu hình thành một hoạt chất quan trọng là surfactant. Chất này có vai trò hít đầy không khí để truyền dẫn oxy đến các mạch máu trên toàn bộ cơ thể khi bé vừa chào đởi. Đối với mẹ chuyển dạ sớm, bác sĩ sẽ phải tiêm steroid để hỗ trợ cung cấp chất surfactant cho bé.
Khoang tim và mạch máu chính của tim cũng đang dần phát triển. Tuyến tụy cũng dần hoàn thiện để tạo nên nội tiết tố cần thiết cho cơ thể của trẻ. Gan và lá lách bắt đầu tham gia vào hoạt động sản sinh tế bào máu, tủy sống lúc này cũng vậy, góp 1 phần nhỏ trong việc sản sinh tế bào máu. Tủy sống sẽ hoàn thiện và đóng vai trò chủ chốt trong việc sản sinh ra tế bào máu từ tháng thứ 9 và cho đến khi bé chào đời.
Hệ tiêu hóa ở tuần thai thứ 21 đã đạt trạng thái phát triển toàn diện, nghĩa là bé cảm nhận được vị thông qua nước ối. Mùi vị thực phẩm được nạp vào cơ thể mẹ sẽ ngấm sang nước ối và bé có thể phần nào cảm nhận được. Lượng phân su cũng bắt đầu hình thành nhiều
>>> Có thể bạn quan tâm: 3 Cột mốc cực kỳ quan trọng trong quá trình phát triển não bộ của thai nhi mẹ nên biết
Chiều dài xương mũi thai nhi 21 tuần là bao nhiêu?
Xương mũi của bé sẽ được hình thành vào thời điểm 4 tuần tuổi còn cấu trúc mũi bắt đầu được tạo hình vào tuần thứ 10 trở đi. Việc xác định chiều dài xương mũi nhằm sớm phát hiện khả năng thai nhi mắc hội chứng Down ngay trong giai đoạn đầu thai kỳ.
Ở mỗi tuần, chiều dài xương mũi thai nhi sẽ tăng về kích thước. Kích thước xương mũi thai nhi dựa trên tiêu chuẩn từ tuần 11, 12, 13, 14 và 15 tương ứng với các kích thước là 1,97mm; 2,37mm; 2,90mm; 3,44mm và 4,05mm. Các chuyên gia nhận định 4,5 mm là mức chiều dài xương mũi thai nhi 21 tuần tuổi bình thường. Nếu như dưới 3,5 mm thì nguy cơ thai nhi bị dị tật bẩm sinh và mắc phải hội chứng Down lên đến 50%. Sự hình thành xương mũi sẽ tăng theo kích thước tuổi thai và chiều dài mông vú của bé.
Thai nhi 21 tuần tuổi đạp nhiều không?
Thông qua hình ảnh thai nhi 21 tuần tuổi khi siêu âm, mẹ có thể thấy tai của bé đã được định hình, chức năng nghe cũng đã trở lên hoàn thiện hơn. Bé bắt đầu phản ứng với tiếng động bằng những “cú đạp” mạnh. Ngoài ra, bé đã biết thể hiện cá tính thông qua những cú huých tay thậm chí là di chuyển, bơi lội trong nước ối
3. Lời khuyên cho mẹ bầu trong giai đoạn mang thai tuần 21
Với đặc trưng phát triển của bé trong tuần thai thứ 21, mẹ bầu nên lưu ý bổ sung dinh dưỡng hợp lý và chế độ sinh hoạt phù hợp để bé phát triển tuần tự.
Bổ sung sắt
Thai nhi tuần 21 cần bổ sung gì? Không riêng giai đoạn tuần thai thứ 21, trong suốt quá trình mang thai thậm chí sau sinh, mẹ bầu vẫn cần bổ sung sắt để đảm bảo nhu cầu sắt cho mẹ và thai nhi. Mỗi ngày mẹ bầu cần bổ sung 30 – 50mg sắt hoặc theo chế độ riêng của bác sĩ nếu mẹ bầu có thể trạng đặc biệt. Ngoài bổ sung sắt dạng viên, mẹ có thể ăn các thực phẩm như thịt bò, rau chân vịt, tôm, trái cây khô, yến mạch, … Tham khảo chế độ ăn của người Nhật trong giai đoạn mang thai để sinh con thông minh khỏe mạnh.
Không dùng chất kích thích
Phụ nữ mang thai được khuyến cáo không nên uống trà, café và các chất kích thích. Đây là các loại thức uống hạn chế khả năng hấp thụ và cung cấp axit của dạ dày. Thay vào đó, mẹ bầu hãy uống đủ nước mỗi ngày và các loại nước trái cây để bổ sung thêm vitamin cho cơ thể mẹ bé cùng tốt.
Khám thai định kỳ
Đừng quên lịch khám thai định kỳ đã hẹn với bác sĩ để biết thai nhi tuần 21 phát triển như thế nào, có đạt chuẩn cân nặng và các điều kiện phát triển khác hay không mẹ nhé!
Trên đây marryfamily.com đã cung cấp thông tin về sự phát triển của thai nhi tuần 21. Để biết thêm thông tin về dấu mốc quan trọng tiếp theo về sự phát triển của thai nhi tuần 29, các bạn hãy tham khảo thêm chi tiết tại đây nhé.
>>> Tham khảo thêm: Sự phát triển của thai nhi tuần 35 – Cột mốc quan trọng với cả mẹ và bé