Thực đơn cho bé suy dinh dưỡng thấp còi mẹ nên chú ý

Suy dinh dưỡng thấp còi là bệnh thường hay gặp ở trẻ dưới 5 tuổi. Tình trạng này gây ảnh hưởng đến sức khỏe của bé. Bé dễ mắc bệnh hơn vì sức đề kháng của bé bị suy giảm đáng kể, chậm phát triển cả về thể chất lẫn tinh thần vận động của bé. Hãy cùng tìm hiểu về thực đươn dành cho bé suy dinh dưỡng thấp còi nhé!

Nguyên nhân bé suy dinh dưỡng thấp còi

Suy dinh dưỡng thấp còi là khi chiều cao của trẻ dưới chiều cao tiêu chuẩn do chế độ ăn uống không đáp ứng đủ nhu cầu của trẻ, đặc biệt là không đủ chất đạm và năng lượng.

Trẻ sinh non, thiếu sữa mẹ:

Khi mẹ mang thai bị thiếu dinh dưỡng hoặc mắc bệnh trong thời kỳ mang thai, làm cho em bé trong bụng chậm phát triển. Dẫn đến tình trạng  bé bị sinh non hay bị suy dinh dưỡng ngay từ khi sinh ra cho dù được sinh đủ tháng nhưng em bé nặng dưới 2.5kg. Do sữa mẹ không đủ chất dinh dưỡng. Cũng là nguyên nhân gây suy dinh dưỡng ở trẻ

Do chế độ ăn uống:

Chế độ dinh dưỡng của trẻ nghèo nàn, thiếu chất là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng suy dinh dưỡng ở trẻ. Một số nguyên nhân cụ thể sau đây:

        Khẩu phần ăn của trẻ thiếu hụt protein năng lượng và các vi chất dinh dưỡng.

        Mẹ cho trẻ ăn bổ sung quá sớm hoặc quá muộn

        Cai sữa sớm dưới 12 tháng

        Chế độ dinh dưỡng cho bà mẹ đang cho con bú bị thiếu hụt đấn đến sữa mẹ thiếu chất

        Do trẻ biếng ăn

Trẻ bị nhiễm khuẩn:

Ở những năm đầu đời sức đề kháng của trẻ còn yếu dễ bị mắc phải các bệnh nhiễm khuẩn như: tiêu chảy, viêm phổi, sởi, giun sán,…

Dấu hiệu bé suy dinh dưỡng thấp còi

Một số dấu hiệu giúp mẹ nhận biết bé bị suy dinh dưỡng thấp còi như:

– Trẻ biếng ăn hoặc ăn ít, trẻ thường xuyên mắc phải các vấn đề về tiêu hóa.

– Trẻ hay quấy khóc, ít vận động, chậm biết đi

– Trẻ tăng cân chậm hoặc không tăng cân trong 2 đến 3 tháng.

– Chiều cao của trẻ tăng chậm hoặc không tăng trong 2 đến 3 tháng.

– Trẻ bị khó ngủ và hay giật mình khi ngủ.

– Răng của trẻ mọc chậm, da xanh xao, tóc thưa, dễ rụng.

– Trẻ hay ốm vặt và mắc các bệnh nhiễm trùng

dau-hieu-be-suy-dinh-duong-thap-coi
Dấu hiệu bé suy dinh dưỡng thấp còi

Cách khắc phục cho bé bị suy dinh dưỡng thấp còi

Trẻ bị suy dinh dưỡng thấp còi có nguy cơ mắc các bệnh nhiễm trùng cao, nên khi chăm sóc bé ba mẹ cần chú ý :

Vệ sinh ăn uống: Cho bé ăn chín, uống sôi. Không nên cho trẻ ăn thức ăn đã để quá 3 giờ, mẹ nên làm nóng lại rồi mới cho trẻ ăn. Tránh những thực phẩm không sạch không rõ nguồn gốc vì đó là nguyên nhân gây ra các bệnh như: tiêu chảy, ngộ độc thức ăn… Các dụng cụ chế biến thức ăn phải bảo đảm được vệ sinh sạch sẽ.

Vệ sinh cá nhân:

Mẹ nên tắm rửa thường xuyên cho trẻ bằng nước sạch.

Giữ ấm cho trẻ, tránh để trẻ bị nhiễm lạnh vào mùa đông, đặc biệt là vừng cổ để trẻ không bị viêm đường hô hấp.

Quần áo trẻ mặc cần được giữ sạch sẽ, giặt sạch và phơi khô dưới ánh nắng

Giúp trẻ có thói quen vệ sinh răng miệng hằng ngày, không nên cho trẻ ăn nhiều đồ ngọt để tránh trẻ bị các bệnh như sâu răng, viêm lợi,..

Giữ tay sạch sẽ: Tạo cho trẻ thói quen rửa tay trước khi ăn và sau khi đi đại tiện. Thường xuyên vệ sinh, cắt móng tay cho trẻ. Không cho trẻ ngậm tay, không đưa đồ vật, đồ chơi bẩn vào miệng trẻ để tránh giun sán.

Vệ sinh môi trường:

Cho trẻ ăn, ngủ, chơi đùa nơi thoáng mát, sạch sẽ. Đồ chơi của trẻ luôn được vệ sinh sạch sẽ. Dùng nước sạch để nấu thức ăn cho bé. Để rác thải sinh hoạt  ở chỗ kín, cách xa nơi ở, tránh ruồi muỗi đậu.

Chăm sóc tâm lý:

Luôn thể thể hiện tình cảm với bé,… tạo cơ sở cho sự phát triển toàn diện của bé, tránh thô bạo, cử chỉ lời nói của người lớn trước mặt trẻ.

Chăm trẻ bị bệnh:

Càng cần phải chú ý đến vấn đề vệ sinh hơn. Mẹ nên có những kiến thức cơ bản về các cách xử lý ban đầu tại nhà.

Thực đơn gợi ý cho bé suy dinh dưỡng thấp còi

Mẹ nên chú ý khẩu phần ăn của trẻ tăng dần lượng protein và calo cho trẻ,cung cấp năng lượng cao hơn so với trẻ bình thường.

thuc-don-cho-be-suy-dinh-duong-thap-coi
Thực đơn cho bé suy dinh dưỡng thấp còi

Nguyên tắc xây dựng chế độ ăn:

+ Tăng dần calo đến khi đạt khoảng  từ 90-120 g/kg/ngày, 

+ Tăng protein từ 2g/kg lên 5-7g/kg/ngày.

+ Cho trẻ ăn nhiều bữa một ngày.

+ Cho trẻ ăn từ loãng đến đặc, từ ít đến nhiều.

Chế độ dinh dưỡng cho bé suy dinh dưỡng thấp còi:

+ Nên thêm vào khẩu phần ăn của bé các loại thực phẩm có nguồn gốc động vật như: trứng, thịt, sữa, cá, tôm, cua… Hay có thể bổ sung thêm các protein có nguồn gốc thực vật như đậu, đỗ, lạc, vừng.

+ Trong bữa ăn chính, nếu trẻ ăn ít hơn nửa chén thì mẹ có thể cho trẻ uống thêm nửa ly sữa, một nửa cốc sữa chua hay nửa quả chuối… để có thể nạp đủ năng lượng cần thiết cho trẻ.

Gợi ý một số thực đơn cụ thể:

        Các loại cháo hầm như: cháo chim cút, cháo gà, cháo sườn, Cháo tim heo….

        Gan gà hấp

        Thịt bò hầm rau củ

        Cháo cá hồi

        Các loại hoa quả giàu chất dinh dưỡng như: việt quất, kiwi, chuối, bưởi,…

Ngoài ra, khi bé bị suy dinh dưỡng thấp còi thì mẹ cũng nên bổ sung một số dưỡng chất thiết yếu như vitamin và khoáng chất bằng các cho trẻ uống thêm sữa ngoài. Mẹ nên chọn loại sữa có thể đáp ứng đầy đủ các dưỡng chất thiết yếu cho trẻ như sữa Aptamil. Để bé nhanh chóng được bù đắp dinh dưỡng, giúp bé ăn ngon hơn, hấp thu dưỡng chất tốt nhất và tăng cân.

Suy dinh dưỡng thấp còi là một bệnh lý rất hay gặp ở trẻ nên mẹ cần lưu ý, quan sát chế độ ăn và sự phát triển thể chất của trẻ. Mẹ nên cho bé đi khám định kỳ, luôn theo dõi chiều cao cũng như cân nặng của bé để phát hiện những biểu hiện của suy dinh dưỡng để bổ sung dưỡng chất thiết yếu cho bé kịp thời.

Hy vọng bài viết trên mang lại hữu ích cho mẹ hiểu hơn về bệnh lý suy dinh dưỡng ở trẻ em. Để mẹ có cách phòng tránh cũng như kịp thời đưa ra hướng điều trị hợp lý, giúp cho bé phát triển bình thường như bao trẻ khác.

Bài viết liên quan:

>>> Trẻ còi xương dùng sữa Aptamil A2 có được không?

>>> Nuôi con cùng MarryFamily

 

 

 

 

 

 

 

 

 

ĐƯỢC QUAN TÂM NHẤT

BÌNH LUẬN

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

THEO DÕI

22,291FansLike
2,507FollowersFollow
0SubscribersSubscribe
spot_img

BÀI VIẾT HAY NHẤT