Trẻ mấy tháng cho ăn được váng sữa?

Trẻ mấy tháng cho ăn được váng sữa đang là vấn đề được rất nhiều mẹ quan tâm. Ba mẹ hãy cùng tham khảo bài viết dưới đây để biết thêm về váng sữa nhé!

Thành phần và công dụng của váng sữa

Theo các chuyên gia dinh dưỡng cho rằng, công dụng của váng sữa là cung cấp nguồn năng lượng cao cho cơ thể. Bởi thành phần chủ yếu của váng sữa là chất béo nên rất có lợi với những bé bị suy dinh dưỡng, thiếu cân, trẻ vừa khỏi bệnh… cần nhiều năng lượng để phục hồi.

Tuy nhiên, váng sữa không đủ protein và các vi chất dinh dưỡng cần thiết khác. Nên váng sữa không thể thay thế cho sữa mẹ, sữa công thức hay và các loại thức ăn giàu dinh dưỡng khác.

Váng sữa là thực phẩm bổ sung nhiều năng lượng cho trẻ nhỏ. Tuy nhiên, ba mẹ cần cho bé ăn váng sữa đúng cách. Đặc biệt chú ý về độ tuổi cho trẻ ăn váng sữa và lượng ăn mỗi lần. 

Nếu lạm dụng váng sữa cho trẻ có thể sẽ gây ra các vấn đề như bị thiếu chất đạm, các vi chất dinh dưỡng. Dẫn đến suy dinh dưỡng, thiếu máu do thiếu sắt, thiếu vitamin A và khô mắt, thiếu kẽm…

Trẻ từ mấy tháng cho ăn được váng sữa?

Trong 6 tháng đầu đời, trẻ sơ sinh chỉ cần sữa mẹ và không cần bất cứ loại thức ăn nào khác, kể cả nước lọc. Nếu các mẹ cho trẻ ăn váng sữa trước giai đoạn tròn 6 tháng, trẻ nhỏ sẽ dễ bị tiêu chảy do hệ tiêu hóa của bé chưa ổn định.

Ăn váng sữa quá sớm cũng tạo áp lực lên hệ tiêu hóa ở trẻ nhỏ. Trẻ sử dụng váng sữa quá sớm cũng sẽ từ chối bú mẹ. Dẫn đến giảm lượng kháng thể nhận từ mẹ. Bên cạnh đó, hệ cơ lưỡi của trẻ sơ sinh dưới 6 tháng tuổi chưa phát triển đầy đủ, bé ăn dặm ở giai đoạn trước 6 tháng tuổi sẽ rất dễ bị sặc. 

Theo tổ chức y tế thế giới WHO, trẻ từ 6 tháng tuổi trở lên là thời điểm bắt đầu cho bé sử dụng váng sữa.

tre-may-thang-bat-dau-an-duoc-vang-sua
                                                 Trẻ mấy tháng bắt đầu ăn được váng sữa

Lượng ăn váng sữa của trẻ

– Trẻ từ 6 – 12 tháng tuổi: bắt đầu ăn từ ½ hộp/lần, 1 tuần ăn 2 lần.

– Trẻ từ 12 tháng tuổi trở lên: ăn từ 1-2 hộp/ngày. Tuần ăn 3 lần.

Thời điểm vàng cho bé ăn váng sữa

Váng sữa chứa rất nhiều calo. Do đó các mẹ nên cho bé ăn váng sữa vào các bữa phụ sữa bữa ăn sáng hoặc ăn trưa. Tránh cho bé ăn váng sữa vào buổi tối. Bởi ăn váng sữa vào buổi tối sẽ khiến hệ tiêu hóa của bé yêu không được nghỉ ngơi. Gây cảm giác đầy bụng, trằn trọc làm bé khó ngủ. 

Không nên cho bé ăn váng sữa trước bữa chính vì sẽ khiến bé ngang dạ, bỏ bữa chính.

Bên cạnh việc ăn váng sữa, trẻ nhỏ cũng cần được cung cấp năng lượng từ các thực phẩm giàu năng lượng khác như hoa quả, rau xanh, cháo, thịt, cá, bột,… Ba mẹ nên cho bé ăn đa dạng. Các bữa ăn cần cung cấp đầy đủ các nhóm chất dinh dưỡng. Để giúp bé yêu phát triển tốt nhất trong những năm đầu đời. 

Những trường hợp nào không nên cho ăn váng sữa

Những trường hợp đang bị tiêu chảy, thừa cân, béo phì hoặc dị ứng với sữa bò mẹ không nên cho bé ăn váng sữa. Bởi năng lượng cao trong váng sữa sẽ khiến trẻ nhỏ càng tăng cân, dễ béo phì và dẫn đến các bệnh mãn tính khác. 

Bảo quản váng sữa đúng cách

bao-quan-vang-sua-dung-cach
                                                         Bảo quán váng sữa đúng cách
  • Váng sữa rất dễ bị hỏng nên mẹ bỉm cần bảo quản váng sữa trong ngăn mát tủ lạnh. Nếu không có tủ lạnh, mẹ nên để váng sữa trong phòng thoáng mát, nhiệt độ phòng dưới 25 độ C. 
  • Cho bé ăn váng sữa có date dài, không nên ăn sản phẩm cận date hoặc hết date. 
  • Cần cho bé ăn váng sữa ngay sau khi bóc hộp. 

Hi vọng với những chia sẻ trên, Marry Family giúp các mẹ hiểu đúng về những công dụng của váng sữa. Từ đó có thể cho bé ăn váng sữa đúng cách, đúng thời điểm để bổ sung dưỡng chất cần thiết cho bé yêu nhà mình!

Xem thêm:

>>> Bé 1 tuổi ăn cơm được chưa? Ăn bao nhiêu là đủ?

>>> Danh sách thực đơn ăn dặm giàu canxi cho bé nhất

ĐƯỢC QUAN TÂM NHẤT

BÌNH LUẬN

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

THEO DÕI

22,291FansLike
2,507FollowersFollow
0SubscribersSubscribe
spot_img

BÀI VIẾT HAY NHẤT