Vì sao bé hay gắt ngủ quấy khóc?

Cha mẹ sinh con trời sinh tính, đây là câu nói ông bà ta truyền dạy lại từ nhiều đời nay. Không ít gia đình cho rằng việc con quấy khóc đặc biệt là trước khi ngủ và sau khi ngủ dậy là “bản tính” sẵn có của con. Vậy hiện tượng trẻ gắt ngủ khóc dữ dội có thực sự là tính cách của trẻ hay là con đang khó chịu ở đâu đó? 

1. Vì sao bé hay quấy khóc khi ngủ?

Quấy khóc khi ngủ hay còn gọi là gắt ngủ là vấn đề mà rất nhiều trẻ em Việt Nam gặp phải. Có thể kể đến một số nguyên nhân dưới đây:

– Trẻ quá buồn ngủ: khi đã buồn ngủ nhưng lại không được ngủ đúng giờ trẻ trở lên gắt gỏng, nhiều bé còn khóc thét rất dữ dội. Đối với trẻ sơ sinh, thời gian đầu giấc ngủ của con ngắn và chia thành nhiều lần trong ngày. Nếu ba mẹ không đủ tinh tế để nhận ra đã đến giờ bé cần được ngủ thì việc quấy khóc là điều đương nhiên

trẻ gắt ngủ khóc dữ dội
Vì sao trẻ sơ sinh lại hay gắt ngủ

– Bé bị đói: trẻ bú mẹ nên rất nhanh đói, khi gặp các cơn ngủ dài, đặc biệt là vào ban đêm nếu bé cảm thấy đói bụng, bé cũng sẽ quấy khóc để ra tín hiệu cho ba mẹ biết

– Cảm giác thiếu an toàn: trẻ nhỏ luôn muốn được ôm thật chặt để cảm nhận sự an toàn từ người lớn, ngay cả khi con ngủ. Nếu trong lúc ngủ con gặp ác mộng, giật mình thì cũng sẽ dẫn đến việc tỉnh giấc và quấy khóc

– Bé không khỏe: cơ thể không khỏe như ốm, sốt, mọc răng, bụng ọc ạch khó chịu cũng là nguyên nhân khiến con khó chịu và quấy khóc

– Thiếu vitamin D: biểu hiện của việc thiếu vitamin D là bé đổ mồ hôi trộm, rụng tóc hình vành khăn, khó ngủ, … Cảm giác thức giấc giữa đêm này sẽ làm bé khó chịu và cực gắt khiến ba mẹ rất vất vả

2. Khi trẻ gắt ngủ phải làm sao?

Đối với trẻ gắt ngủ sẽ chia ra làm 3 giai đoạn gào khóc rất rõ ràng:

Giai đoạn 1: con hơi buồn ngủ

Mẹ có thể chú ý đến biểu hiện của bé, bé sẽ dụi mắt, quay đầu khỏi nơi có âm thanh ồn hoặc nơi quá sáng. Lúc này con sẽ chưa khóc, mẹ hãy nhanh chóng cho con đi ngủ để bé được ngủ đúng giờ, giấc ngủ sâu và ít quấy khóc. Hãy quấn bé trong chiếc chăn ủ kén, tắt điện, bật điều hòa và cho con nghe nhạc nhẹ. Hoặc mẹ có thể đặt con trong nôi cũi, vỗ nhẹ vai con cho đến khi con chìm vào giấc ngủ

Giai đoạn 2: Con muốn ngủ ngay lập tức

Khi những biểu hiện của giai đoạn 1 chưa được ba mẹ nhận ra, bé sẽ tiếp tục thể hiện việc buồn ngủ bằng các biểu hiện như ngáp nhiều, cau có, gãi và giật tai. Thời điểm này mẹ nên dỗ bé ngủ ngay lập tức để bé không bước sang giai đoạn 3 quấy khóc. Nếu kịp thời nhận thấy tín hiệu buồn ngủ này của con, mẹ hãy bế dựng con và vỗ nhẹ vào phần lưng để con chìm vào giấc ngủ dễ hơn. Sau khi con đã ngủ sâu, đặt con vào giường cũi để con ngủ sâu giấc hơn

trẻ gắt ngủ khóc dữ dội
Trẻ sơ sinh gắt ngủ khóc dữ dội

Giai đoạn 3: Gắt ngủ

Đây là giai đoạn cơn gắt ngủ của con kéo đến, con sẽ hờn khóc rất to. Có bé còn ưỡn lưng, đạp chân, khóc lớn trong 1 giờ đồng hồ. Đối với tình huống này, cách tốt nhất là mẹ bế dựng bé lên, vỗ nhẹ, đều đặn vào lưng bé. Tắt đèn, kéo rèm để cho căn phòng trở lên tối hơn, bật nhạc nhẹ át đủ để át tiếng khóc của con. Đến khi bé ngủ thì mẹ đặt bé vào giường và chèn gối chặn 2 bên, con sẽ ngủ ngoan, ít giật mình hơn

3. Loại bỏ thói quen gắt ngủ ở trẻ

Gắt ngủ nếu không kịp thời loại bỏ sẽ hình thành lên thói quen xấu của trẻ. Mẹ có thể áp dụng 1 số mẹo sau đây để “trị” chứng gắt ngủ của con.

– Tập cho con phân biệt ngày đêm: khi chào đời bé vẫn chưa phân biệt được ngày đêm vậy nên dễ có tình trạng con “ngủ ngày cày đêm”. Để giải quyết vấn đề này, mẹ hãy giúp con điều chỉnh đồng hồ sinh học phù hợp. Gọi bé thức dậy trước 8h sáng, ban ngày sẽ có ánh sáng và âm thanh rộn ràng hơn ban đêm. Các bữa ăn của trẻ cũng nên cho con ăn vào thời điểm ban ngày, ánh sáng nhiều hơn. Ngược lại, vào ban đêm cần yên tĩnh và ít ánh sáng hơn.

– Cho con ăn đủ no trước khi đi ngủ: hãy cho con ty mẹ hoặc ăn dặm vừa đủ để bé dễ ngủ hơn. Lưu ý, bé ăn quá no hoặc vẫn còn đói cũng sẽ ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ

– Bổ sung vitamin D: bằng cách cho con tắm nắng vào lúc sáng sớm hoặc bổ sung vitamin D dạng giọt, điều này giúp hạn chế việc đổ mồ hôi trộm và rụng tóc vành khăn ở trẻ sơ sinh

– Cố định giờ ngủ của trẻ: tạo cho con thói quen ngủ khi đến giờ, khi đến giờ ngủ, mẹ hãy kéo rèm cửa, tắt đèn vào bắt đầu vỗ vai hoặc mông con để con dễ đi vào giấc ngủ hơn. Duy trì thói quen này thường xuyên sẽ hình thành cho trẻ 1 giờ ngủ cố định, trẻ cũng ít gắt ngủ hơn

– Cho con ngủ trước 8h tối: đừng để trẻ thức quá muộn, sau 8h con rất khó ngủ và dễ rơi vào trạng thái gắt ngủ

Tin liên quan:

ĐƯỢC QUAN TÂM NHẤT

BÌNH LUẬN

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

THEO DÕI

22,291FansLike
2,507FollowersFollow
0SubscribersSubscribe
spot_img

BÀI VIẾT HAY NHẤT