Trầm cảm khi mang thai ảnh hưởng như thế nào đến thai nhi?

Khi mang thai tâm lý, cảm xúc của phụ nữ rất mẫn cảm, thay đổi dễ dẫn đến trầm cảm. Trầm cảm khi mang thi là một bệnh thường gặp ở thai phụ. Bệnh này không dễ được phát hiện, rất dễ bị nhầm lẫn với các bệnh rối loạn khi mang thai. Trầm cảm khi mang thai  không những ảnh hưởng đến mẹ mà còn ảnh hưởng đến cả thai nhi.

Trầm cảm khi mang thai là gì?

Trầm cảm là một chứng rối loạn cảm xúc gây ra cảm giác buồn bã, mất hứng thú, lo lắng trở nên trầm trọng hơn . Việc mẹ đang trong thai kỳ tỷ lệ mắc bệnh trầm cảm cao hơn so với người thường. Trầm cảm khi mang thai do sự thay đổi hormone trong thai kỳ làm ảnh hưởng trực tiếp đến cảm xúc của người mẹ. Làm mẹ bầu lo lắng trở nên trầm trọng hơn dẫn đến trầm cảm.

Nguyên nhân dẫn đến trầm cảm khi mang thai

Trong một nghiên cứu cho thấy, khả năng mắc trầm cảm khi mang thai ngày nay cao hơn 51% so với các thế hệ trước. Nguyên nhân gây ra bệnh trầm cảm khi mang thai thường thấy như:

        Sự thay đổi của hormone làm rối loạn tâm sinh lý của mẹ bầu

        Do phải chịu áp lực về tài chính

        Không nhận được sự hỗ trợ về tinh thần từ chồng và người thân

        Chịu nhiều áp lực gây ra stress trong thời gian mang thai

        Phụ nữ có tiền sử mắc bệnh trầm cảm

        Mẹ bầu lo lắng quá nhiều

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến trầm cảm sau sinh nhưng nguyên nhân chủ yếu đến từ tâm sinh lý của mẹ bầu. Và là sự kết hợp của nhiều yếu tố gây nên trầm cảm.

nguyen-nhan-dan-den-tram-cam-khi-mang-thai
Nguyên nhân dẫn đến trầm cảm

Dấu hiệu của trầm cảm khi mang thai

Một số dấu hiệu cho biết mẹ bầu bị trầm cảm khi mang thai:

        Lo lắng quá nhiều về sức khỏe, và sự an toàn của em bé.

        Khả năng tập trung kém, thay đổi tâm trạng đột ngột, hay cáu gắt.

        Khó quyết đoán

        Mẹ bầu ngủ không sâu giấc, bị rối loạn giấc ngủ

        Mệt mỏi quá mức trong thời gian dài

        Cảm giác buồn bã kéo dài

        Không còn cảm thấy hứng thú với bất cứ thứ gì

        Mẹ bầu dễ xúc động, hay khóc không vì lý do nào

        Mất hứng thú với chồng

        Thường hay có những suy nghĩ tiêu cực

        Không thích tiếp xúc với ai

        Thường có hiện tượng choáng ngất , khó thở, nhịp tim tăng

Ở mỗi mẹ bầu sẽ có những dấu hiệu bệnh trầm cảm khác nhau. Nên cần được sự quan tâm và chú ý của gia đình và người thân. Đặc biệt là sự quan tâm của người chồng.

dau-hieu-cua-tram-cam-khi-mang-thai
Dấu hiệu của trầm cảm

Những ảnh hưởng và biện pháp phòng tránh 

Nếu bệnh trầm cảm khi mang thai không được phát hiện và chữa trị kịp thời, bệnh có thể dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng cho cả mẹ và bé.

Ảnh hưởng đến mẹ như thế nào?

Trầm cảm khi mang thai có thể khiến mẹ bầu có những suy nghĩ tiêu cực dẫn đến các hành động không kiểm soát của mẹ. Và làm ảnh hưởng nặng nề đến sức khỏe tâm sinh lý của mẹ. Có thể gây ra cho mẹ các chứng như hoang tưởng, ảo giác, kích động. Nghiêm trọng hơn nữa có thể làm mẹ sảy thai.

Làm tăng nguy cơ mắc trầm cảm sau sinh. Mẹ bầu cần được chăm sóc, quan tâm  nhiều hơn trong giai đoạn mang thai.

Ảnh hưởng đến bé như thế nào?

Trầm cảm khi mang thai cũng ảnh hưởng trực tiếp đến thai nhi như:

        Bé bị sinh non

        Thai lưu

        Thai nhi bị thiếu hụt dinh dưỡng, phát triển không đầy đủ

        Bé sinh ra dễ bị mắc các chứng tự kỷ, trầm cảm

        Bé bị chậm phát triển cả về trí tuệ và thể chất, hở hàm ếch,..

        Sức đề kháng của bé yếu

        Tăng nguy cơ cao mắc các bệnh về hô hấp ở bé

Những hậu quả trên gây ảnh hưởng lớn đến cuộc sống của bé sau này

Một số biện pháp phòng ngừa 

Mẹ nên tham gia các lớp học tiền sản để biết cách chăm sóc bản thân, chăm sóc thai nhi. Và chuẩn bị một tâm lý vững vàng thi bắt đầu hành trình làm mẹ.

Gia đình nên chuẩn bị tài chính đầy đủ để tránh gây ra áp lực tài chính cho mẹ bầu.

Mẹ bầu nên chú ý đến giấc ngủ, ngủ đủ giấc. Vì khi mang thai mẹ bầu hay bị tê bì chân tay, ốm nghén,.. làm ảnh hưởng đến giấc ngủ.

Có một chế độ dinh dưỡng lành mạnh để giúp mẹ có một sức khỏe và tinh thần vui vẻ, lạc quan hơn.

Biết cách tự tạo niềm vui cho bản thân.

Mẹ bầu nên cởi mở, chia sẻ những thắc mắc, suy nghĩ của mình cho chồng và người thân để giảm bớt tình trạng chán nản lo lắng.

Hãy đến với các bác sĩ tâm lý khi mẹ bầu cảm thấy những dấu hiệu trầm cảm trở nên nhiều hơn để được điều trị kịp thời nhé!

Một số biện pháp giúp mẹ bầu ngủ ngon

        Ngâm chân với nước nóng hoặc với tinh dầu massage nếu có.

        Mẹ nên giữ ấm cơ thể.

        Mẹ bầu không nên ăn quá khuya gây tình trạng đầy bụng khó tiêu hóa.

        Mẹ bầu nên uống một ly sữa ấm, vận động nhẹ nhàng trước khi đi ngủ.

        Sử dụng gối dành cho phụ nữ mang thai.

        Nhờ chồng massage trước khi đi ngủ hay tập yoga thường xuyên để lưu thông khí huyết làm giảm các triệu chứng thai kỳ.

yoga-cho-me-bau
Yoga cho mẹ bầu

Các ông bố bà mẹ không nên coi thường bệnh lý này. Vì không chỉ gây ảnh hưởng trực tiếp đến tâm sinh lý của người mẹ mà còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến thai nhi. Mẹ bầu trong thời kỳ mang thai rất cần sự quan tâm ưu ái. Những gia đình có phụ nữ đang mang thai  đặc biệt là người chồng nên chú ý quan tâm và chăm sóc mẹ bầu nhiều hơn để những người mẹ tương lai được vui vẻ chào đón bé nhé.

Hi vọng bài viết trên có thể phần nào giúp ba và gia đình hiểu hơn về tâm lý của mẹ khi mang thai. Trong hành trình mang thai, mẹ phải trải qua rất nhiều giai đoạn cảm xúc và nhức mỏi cơ thể, cùng Marry Family đồng hành bên mẹ để gia đình có thể hiểu mẹ hơn và chia sẻ nhiều hơn nhé!

ĐƯỢC QUAN TÂM NHẤT

BÌNH LUẬN

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

THEO DÕI

22,291FansLike
2,507FollowersFollow
0SubscribersSubscribe
spot_img

BÀI VIẾT HAY NHẤT