Nhiệt miệng hay còn gọi là lở miệng là vấn đề không phải khi lớn lên mới gặp. Rất nhiều trẻ sơ sinh bị nhiệt miệng trong thời gian bú miệng. Nguyên nhân gây nhiệt miệng ở bé và nếu trẻ bị lở miệng phải làm sao để trị hết?
1. Nguyên nhân gây lở miệng ở trẻ sơ sinh
Trẻ sơ sinh bị lở miệng có thể do một trong những nguyên nhân dưới đây:
– Trẻ bị nhiễm virus herpes simplex, loại virus này rất dễ truyền sang trẻ sơ sinh qua đường miệng nếu người thân hôn trẻ hoặc nhá cơm.
– Do con cắn phải má khi nhai thức ăn
– Con ăn thức ăn quá nóng cũng khiến lở miệng có cơ hội phát triển
– Nóng trong: lở miệng cũng thường xuất hiện khi cơ thể trẻ đang gặp vấn đề về nóng trong. Đối với trẻ bú mẹ hoàn toàn thì có thể do chế độ dinh dưỡng của mẹ ảnh hưởng đến dòng sữa gây ra tình trạng nóng trong của con
– Thiếu chất dinh dưỡng: nếu trẻ sơ sinh bị thiếu một số chất như kẽm, sắt, folic hay vitamin nhóm B cụ thể là B6, B12 và vitamin A cũng sẽ gây ra các vết lở trong miệng trẻ
– Bé mắc các bệnh về răng miệng, nhiễm trùng tai mũi họng hay thủy đậu cũng được liệt kê vào các nguyên nhân gây bệnh lở miệng ở trẻ sơ sinh
2. Dấu hiệu cho biết trẻ sơ sinh đang bị nhiệt miệng
– Trẻ sốt, quấy khóc bất thường: nhiều ba mẹ sẽ thấy trẻ đột nhiên trở lên quấy khóc và sốt nhẹ trong vài ngày gần đây cho rằng bé bí ốm. Đôi khi biểu hiện này là giai đoạn đầu tiên của triệu chứng bé bị nhiệt miệng.
– Bề mặt lưỡi hoặc trong má xuất hiện đốm đỏ: biểu hiện này thường đi cùng sốt, quấy khóc nhưng ít mẹ để ý vì vết lở khá nhỏ, màu đỏ không rõ ràng. Khi đã xuất hiện đốm đỏ, miệng bé cũng kém linh hoạt hơn, con có thể bỏ bú và quấy khóc nhiều hơn
– Xuất hiện các đốm có màu trắng: khi đốm màu đỏ xuất hiện được vài ngày sẽ phát triển thành các vết mụn trắng. Thậm chí vùng răng lợi ở cạnh đốm trắng cũng bị sưng tấy theo. Đây là lúc cơn đau kéo đến nhiều nhất. Ngay cả việc mở miệng cũng khiến con khó chịu, đau nhức.
3. Trẻ em bị lở miệng phải làm sao?
Vấn đề lở miệng ở trẻ không quá nghiêm trọng nhưng lại ảnh hưởng đến việc ăn uống thậm chí nhiều bé còn xuống cân chỉ trong 1 tuần. Khi bé bị lở miệng, việc của mẹ cần làm là giảm cảm giác đau nhức và nhanh chóng làm cho vết lở biến mất bằng những cách sau:
– Sử dụng các loại thuốc bôi đặc trị lở miệng nhanh ở trẻ em. Loại thuốc này được bán tại các tiệm thuốc Tây với chi phí khoảng 10.000đ – 30.000đ/tuýp. Mẹ nên tìm mua loại an toàn với trẻ nhỏ và lưu ý về độ tuổi sử dụng của con. Thông thường các loại thuốc đặc trị nhiệt miệng được chế xuất từ lá cây bạc hà, có tác dụng làm giảm nhiệt tại miệng vết lở, loại bỏ vi khuẩn và nhanh hàn lại bề mặt vết lở. Nếu bôi theo chỉ định của bác sĩ, chỉ khoảng 1 – 2 ngày bé có thể sẽ hoàn toàn hết lở miệng.
– Súc miệng bằng nước muối ấm sát khuẩn: mẹ pha 1 chút nước muối ấm cho con súc miệng 1 ngày 4 lần để có hiệu quả cao nhất. Cách này sẽ mất khoảng 1 tuần để vết lở tự lành lại
– Sử dụng mật ong: mẹ có thể dùng 1 chút mật ong bôi lên bề mặt vết lở, việc này cũng làm vết lở nhanh chóng biến mất sau vài ngày. Lưu ý, mẹ tuyệt đối không sử dụng mật ong cho bé dưới 1 tuổi.
– Nước cam thảo: cho 1 ít cam thảo vào nồi, đun lấy nước cho con uống 4 – 5 lần/ngày để điều trị chứng lở miệng ở trẻ. Vị cam thảo ngọt dễ uống nên cách này cũng được nhiều mẹ áp dụng
Ngoài ra mẹ cũng có thể áp dụng 1 số mẹo dân gian để trị nhiệt miệng ở trẻ
Trị nhiệt miệng ở trẻ bằng lá rau ngót
Mẹ lấy 1 nắm lá rau ngót, rửa sạch rồi cho vào máy xay hoặc cối giã, lọc lấy nước cốt. Lấy khăn vải sạch hoặc gạc vệ sinh lưỡi chấm 1 chút nước cốt rau ngót lên vết lở, mỗi ngày bôi 2 – 3 lần sẽ giúp bé nhanh chóng hết nhiệt miệng
Trị nhiệt miệng bằng nước ép củ cải
Cũng tương tự như rau ngót, củ cải có tính mát, có thể nhanh làm liền vết lở miệng. Mẹ lấy củ cải bỏ vỏ, cắt khúc nhỏ rồi xay. Lọc lấy nước cốt và chấm lên vết lở trong miệng bé
4. Phòng tránh nhiệt miệng ở trẻ sơ sinh
– Vệ sinh răng miệng trẻ thường xuyên để loại bỏ virus herpes
– Tránh hôn con hoặc nhá cơm cho con
– Bổ sung đầy đủ các loại vitamin và cho con ăn rau củ, trái cây thường xuyên
– Điều chỉnh lại chế độ ăn của mẹ để không ảnh hưởng đến chất lượng sữa mẹ khi đưa vào cơ thể trẻ nhất là mẹ không nên ăn các thực phẩm cay, nóng có tính nhiệt.
– Nếu con trong giai đoạn ăn dặm, mẹ hạn chế cho bé ăn đồ ăn khi còn quá nóng, không chỉ gây bỏng lưỡi mà con cũng dễ mắc chứng nhiệt miệng. Các thực phẩm có tính nhiệt cũng không nên cho con ăn
– Thường xuyên cho con uống nước
Trên đây là 1 số mẹo trị nhiệt miệng ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Mẹ lưu lại để khi cần mang ra dùng nhé!
>>> Tin liên quan: