Trẻ sơ sinh 3 tháng tuổi và những điều khiến cha mẹ bất ngờ

Bước vào độ tuổi tháng thứ 3 sau khi chào đời, bé bắt đầu có những sự phát triển về cân nặng và chiều dài cơ thể đáng kể. Đặc biệt tại cột mốc này, bé có những thay đổi đặc biệt trong “giao tiếp” và khả năng ghi nhớ. Cùng xem trẻ 3 tháng tuổi biết làm gì? Những điều cần lưu ý khi chăm sóc trẻ 3 tháng tuổi mẹ nhé!

1. Sự phát triển cơ thể của bé 3 tháng tuổi

chăm sóc trẻ 3 tháng tuổi
Trẻ 3 tháng tuổi phát triển như thế nào

Ở độ tuổi này bé trai sẽ có cân nặng khoảng 5,4 – 8,5kg và chiều dài cơ thể khoảng 58,4 – 67,6cm; bé gái sẽ có cân nặng từ 5 – 7,8kg, chiều dài cơ thể khoảng 57,2cm – 66cm.

Vòng đầu bé trai trung bình vào khoảng 41cm; với bé gái vào khoảng 40,1cm. Thóp trước của bé vẫn còn và không có sự thay đổi. Tuy nhiên giai đoạn này cũng là thời điểm khép lại của hộp sọ nên đường khớp và thóp sau cũng đã khít lại.

Vòng ngực của bé cũng đã “nở nang” hơn với bé trai vòng ngực rộng khoảng 37,4cm – 45,3cm; bé gái có vòng ngực khoảng 36,5cm – 42,7cm.

Trong giai đoạn này, hệ xương của bé đã phát triển đầy đủ và trở lên cứng cáp hơn so với trước đó.

2. Trẻ 3 tháng tuổi biết làm gì?

Biết lẫy

Dân gian thường có câu “3 tháng biết lẫy, 7 tháng biết bò, 9 tháng lò dò biết đi” để chỉ sự phát triển về vận động của trẻ. Đối với trẻ vào giai đoạn 3 tháng tuổi, phần đầu cổ đã bắt đầu cứng cáp hơn, bé có ngóc đầu lên và tập lẫy. Nếu mẹ đặt bé nằm sấp, bé còn có thể nâng được cả phẩn đầu và ngực của mình lên thậm chí là duỗi thẳng đùi. Nếu mẹ bế bé ngồi thì phần đầu có thể giữ cố định nhưng vẫn hơi “rung rinh” nghiêng về phía trước.

Nhận diện được khuôn mặt lạ – quen

Nếu so với 2 tháng đầu, bé chỉ nhìn được cự ly trong khoảng 40 – 45cm thì đến tháng thứ 3, thị lực của bé đã tốt lên, bé có thể nhìn được xa hơn. Thời điểm này trẻ 3 tháng tuổi cũng bắt đầu nhận biết được khuôn mặt lạ, quen với mình. Nếu mẹ đưa bé cho người lạ bế, bé sẽ nhìn rất kỹ khuôn mặt người lạ đang bế mình, nhiều bé còn có phản ứng òa khóc, không theo người lạ, …

Chăm sóc trẻ sơ sinh 3 tháng tuổi
Trẻ 3 tháng tuổi biết làm gì

Biết ghi nhớ

Chức năng ghi nhớ của não bộ lúc này đã bắt đầu hoạt động. Bé có xu hướng quan sát xung quanh nhiều hơn, ghi nhớ và nhận biết người thân trong gia đình, 1 số đồ vật xung quanh. 

Thể hiện cảm xúc

Các thử nghiệm cho thấy sự phát triển về trí não của bé ở giai đoạn 3 tháng tuổi. Các nếp nhăn trên vỏ não đã phát triển tương đối và gần như hoàn thiện về cấu trúc. Lúc này bé đã biết thể hiện cảm xúc như vui mừng khi ba mẹ chơi cùng bé, đá chân, vung tay khi thấy thích thú. 

Giao tiếp nhiều hơn

Nếu như ở 24 giờ đầu sau sinh, bé chỉ biết khóc. Thì đến tháng thứ 3, sẽ không ít lần mẹ thấy bé bắt đầu ê a khi được ba mẹ chơi cùng hoặc khi thấy mẹ đưa ra đồ chơi, bình sữa. Không chỉ giao tiếp bằng “ngôn ngữ”, bé cũng biết dùng ánh mắt để hướng về ba mẹ khi nói chuyện. Đặc biệt nhiều bé còn hóng chuyện rồi cười cùng người lớn.

Có thể cầm nắm

Lúc này xương ngón tay của bé đã khá linh hoạt, bé có thể cầm nắm đồ chơi trong tay chắc chắn hơn. Thậm chí cổ tay cũng có lực, có thể lắc các vật nhẹ cầm trong tay như xúc xắc. Nhiều bé còn tự túm lấy quần áo trên người hoặc vài sợi tóc trên đầu. Lúc này trông bé thực sự rất dễ thương. 

3. Những điều mẹ cần làm khi chăm sóc trẻ 3 tháng tuổi

 chăm sóc trẻ 3 tháng tuổi
Những lưu ý khi chăm sóc trẻ 3 tháng tuổi

– Lượng thức ăn: với trẻ 3 tháng tuổi, lượng sữa trung bình dành cho bé trong độ tuổi này khoảng 120 – 180ml/cữ bú, tùy vào từng bé. Một ngày nên cho bé ty 6 – 8 cữ, khoảng cách giữa các cữ bú nên gia tăng đến khoảng 3,5h để bé ăn tốt hơn, tránh tình trạng bé tăng cân chậm do chán ăn. 

– Cho bé nằm sấp: mẹ hãy đặt bé nằm sấp trên giường và đặt 1 vài đồ chơi nhỏ, màu sắc bắt mắt gần bé, khuyến khích bé đưa tay ra nắm lấy đồ vật. Việc làm này sẽ khuyến khích bé vận động và linh hoạt trong cử động tay chân. Lưu ý khi bé vừa ăn no xong mẹ không nên cho bé nằm sấp

– Gọi tên con: bé 3 tháng tuổi về thính giác đã rất phát triển, bé nghe tốt và có khả năng ghi nhớ cơ bản. Việc mẹ gọi tên bé sẽ giúp hình thành thói quen, bé sẽ biết khi âm thanh đó phát ra chính là gọi tên mình. 

– Nói chuyện với con ngay khi có thể: hãy dành thời gian nói chuyện với con mỗi ngày, không cần dài, chỉ cần mỗi lần nói chuyện 5 – 10 phút, bé sẽ rất vui, hóng chuyện và ê a theo bố mẹ.

– Cùng con chơi đồ chơi: hãy mua 1 vài đồ chơi nhỏ như xúc xắc, bóng nhựa và chơi cùng con. Dạy con cầm xúc xắc và lắc sẽ giúp con rèn luyện lực ở cổ tay cũng như tăng cường khả năng nghe. Hoặc mẹ có thể đặt con trên sàn, cùng chơi trò thả bóng, bé sẽ tập quan sát vật di chuyển tốt hơn.

Trên đây là những điều mẹ cần biết về sự phát triển của trẻ 3 tháng tuổi và những lưu ý khi chơi cùng con ở giai đoạn này. Đừng quên dành thời gian chơi với con mỗi ngày, chắc chắn bé sẽ rất vui khi có người chơi cùng.

>>> Tin liên quan:

ĐƯỢC QUAN TÂM NHẤT

BÌNH LUẬN

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

THEO DÕI

22,291FansLike
2,507FollowersFollow
0SubscribersSubscribe
spot_img

BÀI VIẾT HAY NHẤT