Các giai đoạn phát triển của trẻ 0 – 6 tháng tuổi ba mẹ nên lưu ý

6 tháng đầu đời là khoảng thời gian bé phát triển diệu kỳ từ tầm vóc cho đến nhận thức với thế giới xung quanh. Mẹ sẽ là người nhận thấy điều này rõ ràng nhất, từ 1 cục bông nhỏ xíu đến cả việc mở mắt cũng lười, đôi lúc chỉ hé hé mắt rồi nhắm nghiền đến 1 thiên thần nhỏ lanh lợi, đáng yêu, bé chơi ú òa với mẹ, biết hóng chuyện với bà và hướng mắt đón ba phía cửa mỗi khi ba đi làm về. Vậy 6 tháng đầu đời có những cột mốc phát triển quan trọng nào của bé mẹ cần ghi nhớ? Cùng tìm hiểu các giai đoạn phát triển của trẻ 0 – 6 tháng tuổi để hiểu hơn về con các mẹ nhé!

1. Các giai đoạn phát triển của trẻ từ 0 – 6 tháng tuổi

Trẻ sơ sinh từ 0 – 1 tháng tuổi: Ăn ngủ là chính

Giai đoạn này bé hầu như chỉ ăn xong rồi ngủ. Trong 1 ngày bé có thể ty mẹ đến 12 lần. Cả ngày của bé chủ yếu là các hoạt động ngủ và ty mẹ đan xen, bé rất lười mở mắt. Lúc này bé đã biết hướng mắt về phía phát ra âm thanh, tìm kiếm khuôn mặt bố mẹ và có thể giao tiếp bằng mắt trong khoảng vài phút. Bé có thể nhìn được vật trong cự ly từ 20 – 30cm

các giai đoạn phát triển của trẻ 0 – 6 tháng tuổi
Các gia đoạn phát triển của trẻ sơ sinh

Trẻ sơ sinh 2 tháng tuổi: Hóng chuyện

Đến tháng thứ 2 bé đã bắt đầu phản ứng với những câu chuyện cùng mẹ. Mắt bé lúc này đã nhìn rõ hơn, nhạy cảm hơn với âm thanh và thỉnh thoảng phát ra tiếng ê a. Cơ cổ của con cũng đã cứng hơn so với tháng đầu tiên, nếu mẹ để con nằm úp, đôi lúc mẹ sẽ thấy con ngẩng đầu lên được khoảng vài giây. 

Bé vẫn ngủ khá nhiều có thể từ 9 – 18 tiếng/ngày. Giấc ngủ của bé kéo dài từ 1 – 3h và đặc biệt sau mỗi lần ty mẹ khoảng 30 phút là bé có thể ngủ ngon lành. Chân tay của bé cũng linh hoạt hơn, mẹ có thể sẽ thấy con đạp chân, vung tay trước mặt khi bé đùa nghịch với bố mẹ.

Tháng thứ 3: tập lẫy

Tháng thứ 3 là cột mốc khá quan trọng trong các giai đoạn phát triển của trẻ em, bé bắt đầu nhận diện được khuôn mặt, ghi nhớ được giọng nói của những người thường xuyên bên cạnh mình. Nhiều bé còn biết phân biệt người lạ và quấy khóc khi bị người lạ ẵm trên tay. Mẹ cũng sẽ thấy bắt đầu từ tháng thứ 3, bé sẽ bám mẹ hơn bình thường.

Giấc ngủ của bé cũng bắt đầu dài hơn đặc biệt là giấc ngủ đêm có thể kéo dài 5 – 6 tiếng. Theo 1 số khảo sát thì với các bé đã tập bú bình vào giai đoạn này sẽ ngủ sâu giấc hơn trong đêm so với bé bú mẹ hoàn toàn.

Bé sẽ tập trung hoàn toàn vào vật lạ trước mặt, mẹ thử đưa lại gần bé 1 chú đồ chơi bóp chíp nhỏ xinh xem, bé sẽ không rời mặt khỏi vật này. Đặc biệt nếu mẹ đưa vật ra xa, bé cũng sẽ hướng tầm mắt theo hướng tay mẹ di chuyển. Thậm chí có bé còn nhổm người với theo. Đây được xem là bước đầu tập lẫy của trẻ

trẻ sơ sinh 3 tháng tuổi, mẹ cũng đã nhận biết được bé của mẹ quấy khóc vì lí do gì, vì đói hay vì khó chịu khi tè dầm. Sự kết nối giữa mẹ và bé đã nhiều hơn ánh mắt và những cái ôm. 

các giai đoạn phát triển của trẻ 0 – 6 tháng tuổi
Các giai đoạn phát triển của trẻ

Tháng thứ 4: Tập lẫy thành công

Giai đoạn này bé đã biết nâng đầu nhưng vẫn chưa thể giữ thẳng lưng vì vậy tháng thứ 4 chưa phải là giai đoạn thích hợp để tập ngồi cho con. Thay vào đó bé đã biết cách lật người khi đang từ tư thế nằm ngửa sang nằm sấp nhưng lại chưa thể lật ngược lại được. 

Lúc này bé muốn khám phá mọi thứ, bất kể thứ gì có được trong tay cũng sẽ được đưa vào miệng. Mẹ cần lưu ý các vật nhỏ hoặc sắc nhọn quanh bé có thể gây ảnh hưởng.

Tháng thứ 5: Bé biết đòi hỏi

Mọi hoạt động nghe, nhìn, vận động của bé ở tháng thứ 5 đã phát triển hơn các tháng trước. Bé của mẹ đã có thể lẫy thành thạo, lật úp cơ thể dễ dàng thậm chí còn lăn được vài vòng. Mẹ hết sức lưu ý với kỹ năng này của trẻ, nếu không được trông chừng, bé có thể sẽ lăn từ trên giường xuống đất.

Bé đã ngủ ít đi, chỉ còn khoảng 2 – 3 giấc ngủ/ngày và mỗi giấc ngủ sẽ kéo dài 2 – 2,5h. Bé biết đòi hỏi, cáu gắt khi đói, khi buồn ngủ. Khi bé cảm thấy cơ thể không khỏe cũng sẽ trở lên quấy khóc hơn. Một phần tính cách của bé cũng sẽ được bộc lộ trong giai đoạn này, có bé trầm lắng có bé dễ chiều nhưng cũng có bé nhạy cảm, kích động. 

Tháng thứ 6: Hoàn thiện kỹ năng vận động giai đoạn 1

Tháng thứ 6 cũng là cột mốc rất quan trọng trong các giai đoạn phát triển của cơ thể trẻ em. Tháng này đánh dấu việc hoàn thiện kỹ năng vận động của bé bao gồm trườn, bò, tập ngồi và cả giơ tay cầm bình sữa nữa. 

Trẻ đến tháng thứ 6 cũng là thời điểm mẹ cho con tập làm quen với ăn dặm, điều này rất quan trọng bởi ăn dặm không đơn giản. Bé với mẹ sẽ phải trải qua khoảng thời gian “vất vả” để giúp bé định hình thói quen ăn uống cho sau này.

Trên đây là 6 cột mốc trong các giai đoạn phát triển của trẻ từ 0 – 6 tháng tuổi. Mẹ hãy lưu lại để khi bé đến từng giai đoạn, mẹ sẽ thấy bé con đã phát triển như thế nào. Đừng quên lưu giữ lại những khoảnh khắc quý giá này bằng hình ảnh, video mẹ nhé!

>>> Tin liên quan:

ĐƯỢC QUAN TÂM NHẤT

BÌNH LUẬN

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

THEO DÕI

22,291FansLike
2,507FollowersFollow
0SubscribersSubscribe
spot_img

BÀI VIẾT HAY NHẤT