Mắm nêm không chỉ là một loại gia vị tuyệt vời, nó còn là một nguồn bổ sung chất dinh dưỡng khá dồi dào. Bà bầu ăn mắm nêm hợp lý sẽ cung cấp dưỡng chất thiết yếu cho cơ thể. Vậy để trả lời câu hỏi bà bầu ăn mắm nêm được không hãy cùng Marryfamily đi tìm câu trả lời nhé!
Thành phần của mắm nêm
Thành phần nước mắm của mắm nêm gồm có: những chất đạm Axit Amin (đạm toàn phần), muối khoáng và sinh tố… Lượng Đạm trong mắm nêm là hàm lượng Nitơ bằng gram trong một lít nước mắm nêm. Đạm toàn phần chứng tỏ giá trị của nước mắm, đạm toàn phần cao nhưng đạm hữu cơ trong nước mắm thấp thì giá trị kém. Trong nước mắm những Axit hữu cơ khi ăn vào cơ thể được hấp thụ ngay mà không phải qua quá trình phân giải ở ruột như khi ta ăn thịt, cá.
Trong mắm nêm có chứa rất nhiều khoáng chất sắt. Vi khoáng này rất cần thiết cho cơ thể, giảm tình trạng thiếu máu, sinh non, băng huyết của bà bầu.
Ngoài ra, mắm nêm còn cung cấp chất béo omega 3cho bà bầu
Omega 3 làm giảm mỡ máu, bảo vệ hệ tim mạch và thị lực của thai nhi nhất là 3 tháng cuối thai kì. Omega 3 còn có khả năng giảm chứng trầm cảm sau sinh của bà bầu, trẻ sơ sinh được bổ sung omega đầy đủ hệ miễn dịch tốt hơn.
Bà bầu ăn mắm nêm có được không?
Câu trả lời cho câu hỏi bà bầu ăn mắm nêm được không tùy thuộc vào lựa chọn và cách chế biến của mẹ bầu.
Những nguy cơ khi bà bầu ăn mắm nêm
Vì mắm được chế biến từ thực phẩm sống nên có rất nhiều loại vi khuẩn không tốt cho sức khỏe của mẹ bầu và em bé. Chưa kể một số loại mắm nêm được làm từ những loại cá biển có hàm lượng thủy ngân cao có thể gây ra dị tật thai nhi.
Các loại mắm đều được ướp với tỷ lệ muối cao để không bị hỏng. Khi bà bầu ăn mắm, vô tình đưa một lượng muối lớn vào cơ thể, tăng nguy cơ phù nề.
Ăn nhiều loại mắm được chế biến từ cá chứa chì sẽ không tốt cho hệ thần kinh của thai nhi.
Bà bầu ăn mắm ruốc được không?
Mắm ruốc được làm từ ruốc sống ướp muối, được dùng để chấm nhiều loại thức ăn như thịt luộc, trái cây chua và chế biến các món mặn. Với nguyên tắc hàng đầu là “ăn chín, uống sôi”, mẹ bầu chỉ nên ăn những món mắm ruốc đã được nấu chín như thịt xào mắm ruốc, bún bò Huế nêm mắm ruốc…
Bà bầu ăn bún mắm nêm được không?
Bún mắm nêm là món bún tươi kết hợp với các loại rau sống, thịt và trộn cùng mắm nêm. Đa phần các loại mắm nêm được dùng để chế biến món ăn này đều chưa được nấu chín và do đó, mẹ bầu có thể đối mặt với nguy cơ tiêu chảy, đau bụng nếu ăn nhiều. Đặc biệt, thành phần của món mắm nêm thường được thêm trái thơm băm nhỏ. Trái thơm (dứa) là một trong những trái cây mà mẹ bầu 3 tháng đầu nên tránh vì có thể gây sảy thai.
Bà bầu ăn mắm tôm được không?
Mắm tôm là một trong những món ăn khá giàu dinh dưỡng. Tuy nhiên, món mắm này tạo thành một môi trường khá lý tưởng cho sự phát triển của các vi khuẩn. Đó là lý do trước đây mắm tôm bị “nghi oan” là thủ phạm gây tiêu chảy cấp. Thực tế, bà bầu bị tiêu chảy có thể là do nhiễm khuẩn, nhưng cũng có thể là do hệ tiêu hóa làm việc kém hiệu quả trong thời gian mang thai. Mẹ bầu có thể ăn mắm tôm an toàn bằng cách xào chín mắm tôm với một ít dầu ăn, hành củ hoặc chưng cách thủy mắm tôm trong nước sôi khoảng 20 phút để tiêu diệt các mầm bệnh.
Các mẹ bầu muốn ăn bún đậu mắm tôm, tốt nhất nên chế biến tại nhà để đảm bảo vệ sinh. Bà bầu ăn bún đậu mắm tôm đã qua chế biến an toàn, đảm bảo mắm tôm được làm chín và rau sống được rửa sạch đúng cách sẽ giảm được nguy cơ nhiễm trùng đường tiêu hóa.
Bà bầu ăn bún mắm được không?
Bún mắm đã nấu chín sẽ không thể khiến mẹ bầu bị tiêu chảy do ăn đồ chưa chín. Tuy nhiên, bún mắm lại rất mặn, khiến mẹ bầu nạp một lượng lớn muối vào cơ thể. Do đó nếu có thể tự nấu và gia giảm lượng muối phù hợp thì không sao. Tuy nhiên, mẹ bầu nên trụng kỹ rau sống, bỏ thói quen chấm tôm, mực, thịt… với muối ớt (nếu có) khi ăn bún mắm. Bún mắm đã mặn, lại chấm thêm muối sẽ không tốt cho mẹ.
Trên đây là các lợi ích cũng như tác hại khi bà bầu sử dụng mắm nêm. Hy vọng bài viết này sẽ giải đáp cho bà bầu ăn mắm nêm được không, giúp bà bầu có một thai kì an toàn và khỏe mạnh.
Xem thêm>>