Mang thai là thiên chức thiêng liêng của người phụ nữ. Cảm xúc vỡ òa khi được thông báo chính thức mang trong mình mầm sống nhỏ. Đan xen với hạnh phúc cũng là sự lo lắng về quá trình dài 9 tháng 10 ngày sắp tới, đặc biệt là với những người lần đầu làm mẹ. Mang thai 3 tháng đầu luôn là thời gian quan trọng nhất quyết định đến sức khỏe thai nhi vậy, mẹ bầu cần lưu tâm đến nhiều vấn đề như dinh dưỡng, chế độ nghỉ ngơi, sinh hoạt, … để cả mẹ và bé đều an toàn trong thai kỳ.
1. Những thay đổi về sức khỏe của mẹ khi mang thai 3 tháng đầu
– Mất kinh: cơ thể mẹ bầu lúc này sẽ sản sinh hormone progesterone sau khi thụ thai, điều này sẽ khiến cho chu kỳ kinh nguyệt dừng lại
– Đốm máu báo thai: khoảng 1 tuần sau khi thụ thai, có những mẹ sẽ xuất huyết thành các đốm máu nhỏ kèm dấu hiệu chuột rút do phôi thai bám vào niêm mạc làm đứt 1 số mạch máu. Không có cảm giác đau, mẹ bầu sẽ chỉ thấy máu khi lau bộ phận sinh dục.
– Ngực căng tức: núm ty chuyển sang sẫm màu, ngực căng tức và hiện rõ mạch máu
– Đi tiểu thường xuyên hơn: lượng dịch trong cơ thể mẹ bầu tăng lên dẫn đến thận cũng làm việc nhiều hơn, mẹ bầu đi tiểu thường xuyên hơn
– Ợ chua, táo bón, đau thắt lưng: do hormone progesterone thay đổi dẫn đến các tình trạng như ợ chua, táo bón, đau thắt lưng và chóng mặt
– Thay đổi tâm trạng: tâm lý mẹ bầu giai đoạn 3 tháng đầu hay biến đổi, dễ xúc động, cáu gắt, nóng giận.
Mang thai 3 tháng đầu bụng có to không?
Tử cung giãn nở và bất đầu nhô lên khỏi vùng chậu nên bụng sẽ lớn hơn nhưng chưa rõ ràng. Với những người sinh con dạ, bụng sẽ lớn hơn người mang thai lần đầu 1 chút.
2. Mang thai 3 tháng đầu nên ăn gì?
Ăn gì khi mang thai 3 tháng đầu? Chế độ ăn mang thai 3 tháng đầu được xây dựng trên cơ sở các chất cần thiết phải bổ sung
– Thực phẩm giàu axit folic: là loại vitamin thiết yếu cần bổ sung trong giai đoạn đầu tiên của thai kỳ. Axit folic hỗ trợ cho sự phát triển bình thường của ống thần kinh. Nếu không cung cấp đủ folic dễ dẫn đến nguy cơ sinh non hoặc mắc các khuyết tật ống thần kinh. Thực phẩm giàu axit folic: cam, khoai tây, măng tây, bông cải xanh, trứng, đậu, các loại rau lá xanh, …
– Thực phẩm giàu vitamin B6: cần đặc biệt bổ sung vào tháng thứ nhất, B6 giúp hạn chế tình trạng buồn nôn và nôn do ốm nghén. Nếu không muốn bổ sung bằng vitamin dạng viên, mẹ có thể ăn các loại thực phẩm như ngũ cốc nguyên hạt, bơ đậu phộng, cá hồi, chuối, hạt óc chó, hạnh nhân, …
– Thực phẩm giàu sắt: không chỉ 3 tháng đầu, trong suốt quá trình mang thai, nhu cầu máu của mẹ bầu tăng lên nhiều để cung cấp cho thai nhi. Nếu không bổ sung đủ sắt, dễ gây ra cảm giác chóng mặt, mệt mỏi, hoa mắt hoặc thiếu máu thai kỳ. Theo khuyến cáo từ chuyên gia dinh dưỡng, mẹ bầu cần bổ sung 27mg sắt mỗi ngày thông qua các thực phẩm: thịt nạc, cải bó xôi, bưởi, yến mạch và các loại đậu
– Canxi: để tránh hiện tượng mệt mỏi, đau cơ hoặc tụt canxi huyết cho mẹ hoặc thai nhi dị tật về xương, thấp lùn, mẹ cần bổ sung hàm lượng canxi từ 800 – 1000mg. Canxi có nhiều trong hải sản, cà rốt, vừng, …
– Thực phẩm giàu protein: nguồn đạm dồi dào đến từ các loại thịt, đậu, các loại hạt. Mỗi ngày mẹ cần bổ sung khoảng 90gr protein
– Vitamin và khoảng chất: không chỉ giúp tăng cường sức đề kháng cho cả mẹ và bé, vitamin và khoáng chất còn giúp giảm tình trạng ợ hơi, táo bón trong suốt thai kỳ. Rau xanh, trái cây là nguồn vitamin, khoáng chất dồi dào. Mỗi ngày mẹ cần bổ sung ít nhất 300gr vitamin để bé cùng hấp thụ
>>> Có thể bạn quan tâm: Muốn sinh con thông minh, khỏe mạnh hãy học chế độ ăn của mẹ bầu Nhật
3. Mang thai 3 tháng đầu không nên ăn gì?
– Gan động vật: là thực phẩm có hàm lượng sắt cao tuy nhiên trong gan động vật lại có retinol dễ gây sảy thai. Vậy nên mẹ bầu hãy nhớ, đừng ăn gan trong 3 tháng đầu thai kỳ
– Thực phẩm gây co thắt: dứa, đu đủ xanh, rau dăm, ngải cứu, cam thảo, … là những thực phẩm gây co thắt mạnh ở tử cung, rất dễ dẫn đến hiện tượng sảy thai sớm.
– Tránh đồ uống có cồn và sữa chưa tiệt trùng: rượu bia dễ gây dị tật ở thai nhi còn sữa chưa tiệt trùng là thức uống có hàm lượng vi sinh cao nên ảnh hưởng đến cả thai nhi và mẹ
– Đồ ăn chưa được nấu chín: cơ thể mẹ bầu lúc này rất nhạy cảm, việc đưa thực phẩm chưa được nấu chín vào cơ thể mẹ dễ làm ảnh hưởng đến đường tiêu hóa cũng như sức khỏe của bé
>>> Có thể bạn quan tâm: Những loại hoa quả mẹ bầu tuyệt đối không nên ăn trong thai kì tránh hại mình, hại con
4. Mang thai 3 tháng đầu nên kiêng gì?
– Tránh vận động nặng: tập gym, chạy bộ, vận động mạnh là các hoạt động mẹ bầu cần tránh trong giai đoạn này vì phôi thai chưa bám chắc chắn trên bề mặt niêm mạc. Một số động tác căng giãn quá mức hoặc chéo hông trong yoga cũng hạn chế tập
– Quan hệ vợ chồng: nên kiêng quan hệ vợ chồng trong giai đoạn này hoặc có quan hệ nhưng nhẹ nhàng, tần suất thấp.
– Tránh tắm hơi hoặc tắm bồn quá nóng: trong môi trường nhiệt độ cao và quá lâu dễ gia tăng nguy cơ xuất hiện dị tật bẩm sinh ở thai nhi
Trên đây là những lưu ý mang thai trong 3 tháng đầu về chế độ ăn uống để có được thai kỳ khỏe mạnh, an toàn mà marryfamily gửi tới các mẹ. Mẹ bầu đừng quên nhé!
>>> Tin liên quan: