Ly hôn là đoạn kết của 1 câu chuyện tình, là điều không ai mong muốn. Tuy vậy nhưng khi không có thể sống tiếp cùng bạn đời, ly hôn là bước tiếp theo để người trong cuộc tìm thấy 1 cuộc sống mới tốt hơn. Vậy trong giai đoạn vợ đang mang thai có được ly hôn hay không? Thủ tục ly hôn khi vợ mang thai như thế nào? Cơ quan nào có thẩm quyền giải quyết?
Vợ đang mang thai có được ly hôn không?
Theo quy định về điều 51 luật Hôn nhân và gia đình 2014 về quyền yêu cầu Tòa án giải quyết vấn đề hôn nhân được quy định như sau:
“1. Vợ, chồng hoặc cả hai người có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn.
- Cha, mẹ, người thân thích khác có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn khi một bên vợ, chồng do bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi của mình, đồng thời là nạn nhân của bạo lực gia đình do chồng, vợ của họ gây ra làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, tinh thần của họ.
- Chồng không có quyền yêu cầu ly hôn trong trường hợp vợ đang có thai, sinh con hoặc đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi.”
Nếu theo quy định như trên thì chồng muốn ly hôn khi vợ mang bầu là điều không thể. Nếu mong muốn xin được ly hôn xuất phát từ phía người chồng thì ít nhất phải đợi con đủ 12 tháng tuổi mới được Tòa án chấp nhận đơn.
Trường hợp mong muốn ly hôn xuất phát từ phía người vợ đang mang thai thì Tòa án sẽ chấp nhận đơn và tiến hành hòa giải, phán quyết
Thủ tục ly hôn khi vợ mang bầu
Người vợ ly hôn khi mang thai được chia làm 2 trường hợp:
Trường hợp 1: Người vợ đồng ý với yêu cầu ly hôn từ chồng
Trường hợp này cần chuẩn bị các loại giấy tờ sau:
– Đơn xin ly hôn có đầy đủ chữ ký của 2 vợ chồng
– Giấy chứng nhận đăng ký kết hôn bản gốc
– Bản sao giấy chứng minh nhân dân hoặc thẻ căn cước của cả 2 vợ chồng có đóng dấu sao y bản chính
– Giấy khai sinh của các con nếu có, bản sao có chứng thực
– Bản sao sổ hộ khẩu có chứng thực
– Giấy tờ chứng minh quyền sở hữu tài sản chung, bản sao có chứng thực
Thủ tục xin ly hôn khi vợ mang bầu:
– Bước 1: nộp đầy đủ các loại giấy tờ cần thiết đến toàn án nhân dân cấp huyện nơi cư trú của cả hai vợ chồng.
– Nộp tạm ứng lệ phí trong vòng 5 ngày làm việc kể từ khi nhận đơn
– Mở phiên họp công khai để giải quyết hòa giải
– Ra quyết định: nếu hòa giải thành công thì sẽ đình chỉ việc ly hôn, nếu hòa giải không thành công sẽ công nhận việc thuận tình ly hôn của 2 vợ chồng.
Trường hợp 2: Vợ mang thai đơn phương xin ly hôn
Trong trường hợp này, để được tòa án chấp nhận đơn xin ly hôn, người vợ cần có các loại giấy tờ, bằng chức sau:
– Đơn xin ly hôn theo mẫu của trường hợp đơn phương
– Bằng chứng chứng minh lý do xin ly hôn: chồng ngoại tình, bạo hành
– Bản sao giấy chứng minh nhân dân hoặc thẻ căn cước của cả 2 vợ chồng có đóng dấu sao y bản chính
– Giấy khai sinh của các con nếu có, bản sao có chứng thực
– Bản sao sổ hộ khẩu có chứng thực
– Giấy tờ chứng minh quyền sở hữu tài sản chung, bản sao có chứng thực
Các bước tiến hành ly hôn vẫn giống với trường hợp đầu tiên nhưng khác chút là Tòa án có thẩm quyền xử lý đơn ly hôn là Tòa án nơi người chồng đang cư trú, làm việc.
Ly hôn khi vợ mang bầu, ai được quyền nuôi con?
Theo Điều 88 Luật HN&GĐ, con sinh ra trong thời kỳ hôn nhân hoặc do người vợ có thai trong thời kỳ hôn nhân là con chung của vợ chồng. Thậm chí, nếu con sinh ra trong thời hạn 300 ngày kể từ thời điểm chấm dứt hôn nhân cũng được coi là con do người vợ có thai trong thời kỳ hôn nhân.
Do đó, nếu người vợ đang có thai mà yêu cầu ly hôn thì con sau khi sinh ra vẫn là con chung của hai vợ chồng. Vì vậy, dù đã ly hôn nhưng hai người đều có quyền, nghĩa vụ với người con này.
Đối với con dưới 36 tháng tuổi, nếu trong quá trình ly hôn, có thể thỏa thuận được người nuôi con thì sẽ thuận theo thỏa thuận của 2 người. Trường hợp xảy ra tranh cãi về quyền nuôi con, đứa bé sẽ được giao lại cho người mẹ chăm sóc.
Khi đứa trẻ từ 36 tháng tuổi trở lên nếu bố có quyền yêu cầu đổi người nuôi con. Trường hợp người mẹ không đủ điều kiện nuôi con, có thể quyền nuôi con sẽ thuộc về người chồng.
Tin liên quan:
- 5 tâm lý vợ khi mang thai muốn chồng quan tâm chăm sóc
- Vợ mang thai chồng kiêng gì để mẹ tròn con vuông?