Rau ngót là loại rau lành, mát và “đại bổ” theo lời truyền tai của dân gian. Giai đoạn sau sinh, rau ngót gần như có mặt trong mọi mâm cơm ở cữ. Tuy nhiên, cũng theo kinh nghiệm dân gian nếu giai đoạn mang thai ăn rau ngót có thể gây sảy thai. Thực hư chuyện này là ra sao? Mang thai có được ăn rau ngót không? Nếu được thì bà bầu mấy tháng được ăn rau ngót?
1. Giá trị dinh dưỡng của rau ngót
Mẹ có biết loại rau ngót phổ biến ở Việt Nam mà chúng ta thường ăn trong mỗi bữa cơm có hàm lượng dinh dưỡng tuyệt vời. Trong 100g rau ngót có đến 5,3g chất đạm; 3,4g tinh bột; 169mg canxi; 2,7mg sắt; 64,5g photpho; 185mg vitamin C; 100mcg vitamin B1 và 400mcg vitamin B2
Với người bình thường và mẹ sau sinh thì rau ngót là loại rau rất tốt cho sức khỏe và nên được ăn thường xuyên. Vậy với mẹ bầu thì sao? Có nên ăn rau ngót khi mang bầu?
2. Bầu mấy tháng được ăn rau ngót?
Có rất nhiều lời đồn rằng bà bầu ăn rau ngót gây sảy thai, thực tế thì chưa có cơ sở khoa học nào để khẳng định điều này. Tuy nhiên theo nghiên cứu, rau ngót có ảnh hưởng đến việc co thắt tử cung nếu mẹ ăn lượng quá lớn.
Bà bầu có thể ăn rau ngót, lượng không quá 30g trong ngày. Trong 3 tháng đầu thai kỳ, mẹ nên hạn chế hoặc không nên ăn rau ngót vì lượng chất xơ dồi dào sẽ gây đầy bụng, khó tiêu
3. Bà bầu ăn rau ngót quá nhiều gây hại gì?
– Nguy cơ gây sảy thai: việc ăn rau ngót quá nhiều tiềm ẩn nguy cơ sảy thai. Trong rau ngót tươi có chứa hàm lượng papaveri, chất này kích thích cơ trơn tử cung co thắt. Điều này không tốt với thai nhi, trạng thái co thắt tử cung mạnh và thường xuyên có thể gây sảy thai.
– Gây mất ngủ: ngoài việc gây co thắt tử cung, rau ngót tươi còn gây tình trạng mất ngủ thậm chí là khó thở ở bà bầu.
– Cản trở quá trình hấp thụ canxi và photpho: trong quá trình trao đổi chất của rau ngót sinh ra chất glucorticoid, chất này gây cản trở quá trình hấp thụ canxi và photpho.
4. Bà bầu muốn ăn rau ngót phải làm sao?
Như đã nói ở trên, bà bầu có thể ăn rau ngót và ăn với lượng vừa phải trong ngày là hoàn toàn có thể. Có 1 số lưu ý nhỏ khi mẹ bầu ăn rau ngót
– Không ăn hoặc uống nước rau ngót tươi, hãy đảm bảo rau ngót được nấu chín trước khi sử dụng
– Lượng rau ngót ăn trong ngày không vượt quá 30g
– Chọn rau ngót sạch, không có hóa chất hoặc thuốc trừ sâu
– Đối với mẹ mang thai theo hình thức thụ tinh trong ống nghiệm hoặc có tiền sử sảy thai, sinh non không nên ăn rau ngót
5. Một số loại rau có thể thay thế rau ngót
Nếu như mẹ bầu hạn chế ăn rau ngót, mẹ có thể thay thế bằng 1 số loại rau dưới đây để đa dạng rau củ trong bữa ăn mà vẫn đảm bảo đủ dinh dưỡng, an toàn
Rau chân vịt
Trong các loại rau xanh, rau chân vịt được xem là loại thực phẩm giàu dinh dưỡng bậc nhất và tốt cho bà bầu. Với hàm lượng chất khoáng, vitamin A, C, E, K, sắt, magie, … cao, rau chân vịt giúp tăng cường hoạt động của hệ tiêu hóa, tăng cường thị lực, hỗ trợ sự phát triển xương và não bộ của trẻ. Nếu không được ăn rau ngót, mẹ bầu hay thay thế bằng rau chân vịt nhé
Rau cần
Với hàm lượng chất dinh dưỡng như carotene, axit nicotinic, vitamin B, C, canxi, phốt pho, sắt, giàu chất xơ… Các chất này có tác dụng thanh nhiệt, mát máu, lợi tiểu, an thần và giảm huyết áp… Theo Đông y, rau cần còn có tác dụng hạ huyết áp, giảm mỡ máu, giảm đường trong cơ thể mẹ bầu
Bông cải xanh
Là loại rau được bác sĩ nhi khoa khuyên mẹ bầu nên ăn trong suốt thai kỳ để ngăn ngừa các vấn đề như táo bón, chuột rút, loãng xương, thiếu máu. Do đó mẹ bầu nên bổ sung bông cải xanh trong bữa ăn hàng tuần của mình.
Rau dền đỏ
Rau dền đỏ chứa nhiều chất sắt và canxi giúp bà bầu giải nhiệt, tránh táo bón. Rau dền đỏ giúp mẹ ngăn ngừa thiếu máu đặc biệt trong rau chứa các loại Vitamin trong đó Vitamin A ngoài ra là B12, C giúp các mẹ tăng cường sức đề kháng.
Bà bầu có nên ăn rau ngót hay không? Việc ăn hay không còn tùy thuộc vào thể trạng và giai đoạn mang bầu của mẹ. Nếu “ghiền” loại rau này thì mẹ có thể ăn nhưng hạn chế và nên nấu chín hoàn toàn trước khi ăn mẹ nhé!
>>> Tin liên quan: