[Khám phá] Quá trình hình thành thai đôi như thế nào?

Hành trình mang thai là khoảng thời gian vô cùng ý nghĩa và thiêng liêng đối với mỗi mẹ bầu. Khi mang thai đôi, mẹ sẽ cảm thấy niềm vui nhân đôi vì sẽ được chào đón hai thiên thần nhỏ cùng lúc. Tuy nhiên, mẹ đã hiểu rõ về quá trình hình thành thai đôi như thế nào hay chưa? Hãy theo dõi bài viết dưới đây của marryfamily.com để có câu trả lời chính xác mẹ nhé!

Quá trình hình thành thai đôi như thế nào?

Sinh đôi là quá trình mang thai hiếm gặp đối với phụ nữ. Tuy nhiên, trong một số trường hợp đặc biệt, hình thành thai đôi sẽ chia thành 2 kiểu:

  • Sinh đôi cùng trứng: Là hiện tượng 1 trứng gặp tinh trùng sẽ phân chia thành 2 tế bào riêng biệt, thành 2 cá thể phát triển song hành. Điều này, khiến cho bộ ADN của cả hai gần như sẽ giống nhau hoàn toàn.
  • Sinh đôi khác trứng: Là hiện tượng mẹ sẽ rụng 2 trứng trong chu kỳ kết hợp với 2 tinh trùng sẽ cho ra 2 cá thể. Lúc này, 2 thai nhi có thể sẽ có bộ gen khác nhau.
quá trình hình thành thai đôi
Mẹ đã hiểu về quá trình hình thành thai đôi hay chưa?

Sự phát triển của song thai

Hành trình mang bầu của mẹ sẽ kéo dài khoảng 39 – 41 tuần, lúc này mẹ sẽ cảm nhận được thai nhi thay đổi từng ngày cho đến lúc sinh. Dưới đây là sự phát triển của song thai chi tiết nhất!

quá trình hình thành thai đôi
Quá trình hình thành thai đôi mang đến cho mẹ bầu 2 thiên thần nhỏ

Thời gian

Quá trình

Đặc điểm quá trình

Tuần 2 Thụ thai
  • Sau khi quan hệ, tinh trùng sẽ bơi đến gặp trứng .
  • Trứng rụng sẽ được thụ tinh trong vòng 12 – 24 giờ, nếu không gặp được tinh trùng, chu kỳ kinh tiếp theo sẽ tiếp diễn.
  • Khi trứng gặp tinh trùng, quá trình phân chia tế bào diễn ra.
  • Tiếp đến, sẽ di chuyển xuống ống dẫn trứng và thâm nhập vào lớp niêm mạc.
Tuần 3 Làm tổ
  • Các tế bào phát triển nhanh, tiết ra hormone thai kỳ hCG
  • Hormone phát tín hiệu ngưng rụng trứng, không xảy ra chu kỳ kinh nguyệt trong những tháng tiếp theo.
  • Quá trình làm tổ hình thành.
Tuần 4 Phát triển
  • Phôi thai dần phát triển, nhỏ hơn hạt vừng.
Tuần 5 Phát triển
  • Hình thành hệ tuần hoàn và trái tim.
Tuần 6 Phát triển
  • Phôi thai bằng hạt đậu xanh.
  • Phát triển ruột, não để nhận thức và tiếp nhận dinh dưỡng.
  • Các bộ phận trên mặt bắt đầu hình thành.
Tuần 7 Phát triển
  • Phôi thai bằng hạt đậu phộng.
  • Hình thành bàn tay, bàn chân.
  • Mất dần đuôi.
Tuần 8 Phát triển
  • Phôi thai dài khoảng 16- 22mm.
  • Hình thành hệ thần kinh và hô hấp.
Tuần 9 Phát triển
  • Chiều dài khoảng 23-30mm.
  • Các bộ phận hình thành đầy đủ.
Tuần 10 Phát triển
  • Chiều dài khoảng 31- 40mm.
  • Mông hình thành.
Tuần 11 Phát triển
  • Chiều dài khoảng 41- 51mm.
  • Có thể co, duỗi chân.
Tuần 12 Phát triển
  • Hình thành phản xạ của các ngón tay, ngón chân.
  • Bắt đầu cảm nhận được các tác động trực tiếp từ bên ngoài bụng mẹ.
Tuần 13 Phát triển
  • Hệ thống tĩnh mạch phát triển.
  • Đã có vân tay.
Tuần 14 Phát triển
  • Chiều dài khoảng 87mm.
  • Hệ thống thần kinh của não hình thành, tay cử động linh hoạt.
Tuần 15 Phát triển
  • Có thể nhận biết được giới tính của trẻ.
  • Cảm nhận được ánh sáng.
Tuần 16 Phát triển
  • Mẹ có thể cảm nhận được sự có mặt có bé trong bụng.
  • Đầu và thai hình thành đúng chuẩn.
Tuần 17 Phát triển
  • Dây rốn khỏe hơn, hấp thụ dinh dưỡng tốt hơn.
  • Các khớp xương bắt đầu hoạt động.
Tuần 18 Phát triển
  • Càng chuyển động ngày một nhiều.
  • Hệ thống dây thần kinh hoàn thiện hơn.
Tuần 19 Phát triển
  • Các giác quan phát triển.
Tuần 20 Phát triển
  • Cân nặng khoảng 300g.
Tuần 21 Phát triển
  • Tăng khả năng hoạt động của chân.
Tuần 22 Phát triển
  • Các đặc điểm trên khuôn mặt rõ nét.
Tuần 23 Phát triển
  • Cảm nhận rõ được âm thanh bên ngoài.
Tuần 24 Phát triển
  • Khung xương phát triển mạnh.
Tuần 25 Phát triển
  • Bắt đầu mọc tóc.
  • Lớp mỡ dưới da trở nên dày hơn.
Tuần 26 Phát triển
  • Thực hiện các động tác thở trong bọc ối.
Tuần 27 Phát triển
  • Thực hiện ngủ và thức đều đặn.
Tuần 28 Phát triển
  • Thực hiện chớp mắt, cảm nhận ánh sáng từ bên ngoài rõ nét hơn.
Tuần 29 Phát triển
  • Hệ thống cơ bắp phát triển, phổi làm việc tích cực hơn.
Tuần 30 Phát triển
  • Hoạt động tay, chân liên tục.
Tuần 31 Phát triển
  • Chuyển động nhiều hơn trong bụng mẹ, xương tay, chân rắn chắc.
Tuần 32 Phát triển
  • Cảm nhận rõ rệt hơn đối với các tác nhân bên ngoài, có thể lắng nghe lời mẹ nói.
Tuần 33 Phát triển
  • Bộ não hoàn thiện nhanh chóng.
Tuần 34 Phát triển
  • Hệ thần kinh trung ương tiếp tục phát triển, tăng phản xạ cho bé.
Tuần 35 Phát triển
  • Thận hoàn thiện 100% 
Tuần 36 Phát triển
  • Lớp màng mịn bao bọc cơ thể dần biến mất.
Tuần 37 Phát triển
  • Hấp thụ chất dinh dưỡng nhiều hơn.
Tuần 38 Phát triển
  • Bé năng động hơn, thức nhiều hơn ngủ.
Tuần 39 Phát triển
  • Tích hợp nhiều mô mỡ hơn để thích hợp với nhiệt độ bên ngoài.
Tuần 40 Phát triển
  • Thai phát triển toàn diện, bụng mẹ trở nên nặng nề hơn.
Tuần 41 Phát triển
  • Thai nhi hoàn toàn khỏe mạnh để chuẩn bị chào đời.
quá trình hình thành thai đôi
Mẹ nên biết rõ về quá trình hình thành thai đôi khi mang song thai

Qua đây, mẹ đã hiểu hơn về quá trình hình thành thai đôi và sự phát triển của thai nhi khi trong bụng mẹ. Vậy thì, mẹ hãy chú ý chăm sóc sức khỏe bản thân để có một thai kỳ khỏe mạnh. Chúc mẹ và bé “vượt cạn” thành công!

Tin liên quan:

ĐƯỢC QUAN TÂM NHẤT

BÌNH LUẬN

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

THEO DÕI

22,291FansLike
2,507FollowersFollow
0SubscribersSubscribe
spot_img

BÀI VIẾT HAY NHẤT