Tất cả những điều mẹ nên biết về sự phát triển của thai nhi tuần thứ 6

Thai 6 tuần là giai đoạn mẹ đã cảm nhận khá rõ ràng về sự có mặt của hạt mầm nhỏ trong cơ thể. Tuy nhiên sự phát triển của thai nhi tuần thứ 6 vẫn chưa thực sự ổn định. Có rất nhiều điều mà Marryfamily muốn mẹ lưu ý để có thể cùng bé an toàn vượt qua tam nguyệt cá đầu tiên.

1. Thai 6 tuần kích thước bao nhiêu? Phát triển như thế nào?

Bước sang tuần thứ 6, bé lúc này mới có kích thước bằng hạt đậu và dài khoảng 0,6cm. Một số cơ quan, bộ phận trên cơ thể đã bắt đầu hình thành và phát triển.

sự phát triển của thai nhi tuần thứ 6
Sự phát triển của thai nhi 6 tuần như thế nào?

Về hình dáng của bé, đã bắt đầu xuất hiện các đường nét rõ ràng hơn trên khuôn mặt. Mẹ có thể thấy 1 phần mí mắt của bé, chop mũi và tĩnh mạch ẩn dưới lớp da mỏng. Mắt của bé lúc này cũng đã xuất hiện và chiếm ¼ khuôn mặt. Đôi mắt lúc này còn ở khoảng cách rất xa nhau, gần với 2 bên thái dương. Bé đã bắt đầu xuất hiện bàn tay, bàn chân nhô ra từ cánh tay và cẳng chân. 

Các bộ phận trong cơ thể thai 6 tuần tuổi thế nào? Lúc này van tim của bé đã xuất hiện, đường dẫn khí từ cổ đến phổi cũng được hình thành. Nhịp tim của bé đang đập với tốc độ nhanh gấp 2 lần nhịp tim của mẹ là khoảng 100 – 160 lần/phút.

Hai bán cầu não của bé trong tuần này cũng phát triển mạnh mẽ về kích thước, tủy sống vẫn chưa được hình thành nên gan giữ vai trò tạo ra tế bào hồng cầu cho cơ thể. Hệ tiêu hóa và bài tiết có tuyến tụy, ruột thừa cũng đã xuất hiện. Đây là nơi sản sinh ra hormone insulin. Một đoạn ruột phát triển thành dây rốn, có mạch máu riêng biệt để mang oxy, chất dinh dưỡng vào cơ thể bé đồng thời loại bỏ chất thải khỏi cơ thể. Khuôn miệng của bé đã có lưỡi và dần hình thành dây âm thanh.

2. Cơ thể mẹ thay đổi như thế nào khi mang thai được 6 tuần?

Khi mang thai được 6 tuần, mẹ sẽ có cảm nhận rõ ràng hơn về 1 mầm sống nhỏ đang gieo gửi trong bụng. Tuy nhiên lúc này bụng mẹ sẽ không quá lớn để nhận biết. Sự thay đổi hầu hết đến từ bên trong cơ thể.

sự phát triển của thai nhi tuần thứ 6
Cơ thể mẹ bầu cảm nhận được về mầm mống thai nhi trong bụng

Ốm nghén

Đây có thể xem là thời điểm cao trào của ốm nghén và sẽ kéo dài đến ít nhất hết 3 tháng đầu thai kỳ. Kích thước tử cung lúc này đã to hơn so với bình thường, mẹ sẽ cảm thấy khó khăn trong việc ăn uống và buồn nôn thường xuyên xuất hiện.

Đi tiểu nhiều hơn

Giai đoạn thai 6 tuần, lượng máu trong cơ thể mẹ tăng thêm khoảng 10% so với bình thường. Thận và các cơ quan bài tiết phải làm việc nhiều hơn cùng với áp lực từ việc tăng kích thước tử cung lên bàng quang khiến mẹ có cảm giác buồn tiểu thường xuyên. Trong suốt thời gian mang thai, phụ nữ tăng lên cả về tần suất và lượng nước tiểu.

Cảm giác chán ăn, hoa mắt, chóng mặt

Chán ăn là biểu hiện thường thấy ở hầu hết mẹ bầu. Điều này được xem là dấu hiệu của ốm nghén. Ngoài ra mẹ còn cảm thấy hoa mắt, chóng mặt. Phần bụng dưới có cảm giác chướng, nặng đồng thời cảm giác căng tức ở nơi đầu ngực cũng dần xuất hiện. Hãy yên tâm, đây là những điều rất bình thường xảy ra trong cơ thể phụ nữ mang thai. Hiểu đơn giản là bé đang lớn dần, cơ thể mẹ cũng có nhiều thứ cần thay đổi để đáp ứng cho con.

Cảm xúc dễ thay đổi, hay cáu gắt

Với những sự thay đổi về thể trạng như trên thì cảm xúc của mẹ bầu thay đổi thường xuyên cũng là điều dễ hiểu. Tuy nhiên cơn “cáu gắt” của mẹ cũng sẽ nhanh qua đi vì niềm vui có con lúc này giúp mẹ vượt qua được mọi thứ.

3. Những bệnh mẹ bầu dễ gặp phải trong giai đoạn 6 tuần thai

sự phát triển của thai nhi tuần thứ 6
Bệnh lý dễ gặp phải ở mẹ bầu 6 tuần

– Rối loạn tiêu hóa, đầy bụng, khó tiêu: hầu hết các bác sĩ đều khuyên mẹ bầu hãy xây dựng chế độ ăn phù hợp với phụ nữ mang thai. Khẩu phần ăn, hàm lượng dinh dưỡng và thời gian biểu cũng sẽ khác so với bình thường. Vậy nên rất dễ mắc phải chứng rối loạn tiêu hóa.

– Táo bón: nếu không duy trì chế độ ăn nhiều chất xơ thì táo bón sẽ là “người bạn đồng hành” cùng mẹ trong gần hết quá trình mang thai. Mẹ lưu ý vấn đề này nhé

– Thiếu máu: mẹ bầu cần tăng thêm khoảng 10% lượng máu so với người bình thường ở giai đoạn này để có đủ chất dinh dưỡng cho con. Tuy nhiên nếu không bổ sung đầy đủ axit folic, sắt, … mẹ có thể bị tình trạng thiếu máu thai kỳ, ảnh hưởng đến sức khỏe và quá trình phát triển của trẻ.

– Dễ nhiễm các bệnh như cảm cúm, rubella, sởi, …: đây là những bệnh lây nhiễm và bà bầu dễ mắc phải do sức đề kháng trong giai đoạn này của phụ nữ mang thai không tốt. Hãy bảo vệ bản thân trước những nguồn lây bệnh để không ảnh hưởng đến con trong bụng mẹ nhé.

Do đó để bảo vệ sức khỏe cho bản thân và cho bé, mẹ hãy thường xuyên đi khám thai định kỳ kể từ thời điểm trễ kinh đến các cột mốc quan trọng như thai 18 tuần, thai tuần 35…để theo dõi tình hình sức khỏe thường xuyên nhé.

Trên đây là bài viết về sự phát triển của thai nhi tuần thứ 6, chúc mẹ mang thai an toàn và nuôi con khỏe mạnh.

>>> Tin liên quan:

ĐƯỢC QUAN TÂM NHẤT

BÌNH LUẬN

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

THEO DÕI

22,291FansLike
2,507FollowersFollow
0SubscribersSubscribe
spot_img

BÀI VIẾT HAY NHẤT