Hé lộ sự phát triển của thai nhi 34 tuần tuổi

Thật nhanh quá, chẳng mấy đó mà mẹ đã mang thai được gần 34 tuần tuổi. Mẹ có tưởng tượng xem trong tuần tuổi thứ 34 này, bé của mẹ đã phát triển ra sao và sẵn sàng cho ngày chào đời như thế nào chưa? Hãy cùng marryfamily tìm câu trả lời về sự phát triển của thai nhi tuần 34 trong bài viết dưới đây nhé!

1. Sự phát triển của thai nhi 34 tuần như thế nào?

Thai nhi 34 tuần tuổi nghĩa là đang trong tháng thứ 8 của thai kỳ. Chỉ còn 1 tháng nữa là bé sẽ chào đời. Lúc này thận và gan của bé đã phát triển hoàn thiện. Gan đã bắt đầu hoạt động với chức năng bài tiết, thải độc. Hệ tiêu hóa của con cũng hoàn thiện và thực hiện chức năng của nó. Trong ruột bé có 1 lượng phân su đáng kể, có bé sẽ thải phân su ngay trong bụng mẹ và làm nước ối bị bẩn chuyển sang màu pha xanh.

sự phát triển của thai nhi tuần 34
Hình ảnh sự phát triển của thai nhi 34 tuần

Hệ thần kinh trung ương hoàn thiện: hầu hết các bé được sinh ra trong tuần từ 34 – 39 đều đã phát triển hoàn chỉnh về hệ thống thần kinh, không có bất kỳ khiếm khuyết nào trên cơ thể. Hệ thống trung khu thần kinh, các bán cầu não đã hình thành rõ nét, tế bào thần kinh phát triển mạnh mẽ, sẵn sàng cho việc truyền tin giữa các trung khu.

Cơ quan sinh dục của bé trai đã hình thành và đang trong quá trình hoàn thiện. Tinh hoàn được hình thành ở ổ bụng và đang trong giai đoạn di chuyển xuống bìu. Có 3 – 4% bé trai gặp phải tình trạng tinh hoàn xuống bìu trước 1 tuổi, vậy nên khi sinh bé, có 1 số trường hợp sẽ chưa thấy tinh hoàn của con xuất hiện lúc mới sinh ra. Trong tuần thai thứ 34 này, cả bé trai và bé gái đều sản sinh lượng hormone rất lớn trong cơ thể. 

Khung xương đã định hình rõ ràng cho các bộ phận và ngày 1 chắc khỏe hơn, chỉ có phần xương sọ vẫn sẽ mềm cho đến khi bé chào đời để cho quá trình sinh được thuận lợi.

Về ngoại hình của bé, mắt bé đã có khoảng cách cân bằng, con ngươi cũng có thể giãn mở và phản ứng được với ánh sáng. Lớp sừng để phát triển móng tay, móng chân cũng đã sẵn sàng cho ngày chào đời. 

Thai nhi 34 tuần nặng bao nhiêu? Trong tuần thai này, bé có cân nặng khoảng 2,27kg và dài khoảng 50cm tính từ đỉnh đầu đến mông. Bé của mẹ lúc này đã tương đương 1 trái dưa lớn. Tử cung của mẹ đã không còn rộng rãi như trước cho bé dễ dàng nhào lộn nữa. Hầu hết các bé đã bắt đầu xoay đầu theo ngôi thai thuận để chuẩn bị cho ngày chào đời. 

>>> Có thể bạn quan tâm: Muốn sinh con thông minh, khỏe mạnh hãy học chế độ ăn của mẹ bầu Nhật

2. Cơ thể mẹ thay đổi ra sao trong tuần thai thứ 34

Xuống bụng hay còn gọi là sa bụng

Lúc này nhiều bé đã bắt đầu xoay chiều và di chuyển xuống phía dưới để chờ ngày sinh nên mẹ sẽ cảm nhận được bụng của mẹ đang sa xuống phía xương chậu. Việc này gây áp lực lên bàng quang khiến cho mẹ đi tiểu thường xuyên hơn hoặc gặp phải vấn đề tiểu són. 

sự phát triển của thai nhi tuần 34
Tuần thai 34 cơ thể mẹ thay đổi thế nào

Thị lực giảm

Đến tuần thai thứ 34, ghi nhận ở nhiều mẹ bầu về tình trạng mắt có dấu hiệu mờ hơn, khó nhìn hơn trước đó. Nhiều mẹ gặp thêm triệu chứng mắt khô, khó chịu. Vấn đề này sẽ xảy đến trong 3 tháng cuối thai kỳ và kết thúc khi mẹ sinh em bé. 

Khó thở, mất ngủ

Việc thai nhi lớn hơn trong bụng không chỉ gây áp lực lớn lên vùng xương chậu và bàng quang mà các bộ phận khác như dạ dày, phổi cũng gặp khó khăn khi hoạt động. Phổi sẽ không thể mở rộng như bình thường nên cảm giác nặng nề khi hít vào, thở ra là điều khó tránh khỏi. Khuyên mẹ nên lựa chọn tư thế ngủ nghiêng bên trái để có thể hô hấp thuận lợi nhất.

Phù nề chân tay, chuột rút

Việc tay, chân mẹ bầu to lớn hơn trong những tuần cuối thai kỳ 1 phần là do tăng cân, 1 phần là do mẹ bầu gặp tình trạng phù nề. Trạng thái này mẹ bầu nào cũng gặp phải, đó là do cơ thể đang giữ chất lỏng ở bàn chân, ngón tay và mắt cá chân. 

Rỉ sữa non

Một số mẹ sẽ có hiện tượng rỉ sữa non sớm ở đầu ty. Lượng sữa này không quá nhiều nên mẹ hoàn toàn có thể loại bỏ bằng khăn sạch

Các cơn gò Braxton

Đây là các cơn gò chuyển dạ giả, nó sẽ làm bụng mẹ chồi lên xuống nhiều lần và đau như sắp sinh thật. Cơn gò này sẽ đến thất thường, thời gian đau ngắn và có thể xuất hiện liên tiếp nhiều ngày. Trường hợp mẹ thấy cơn đau bụng kéo dài, tình trạng bụng căng cứng ngày càng tăng thì nên đến ngay bác sĩ để kiểm tra.

Những thông tin về sự phát triển của thai nhi tuần 34 trên đây của Marryfamily hy vọng làm các mẹ hài lòng. Tham khảo tiếp sự phát triển của thai nhi tuần 35 và các cột mốc cực kỳ quan trọng trong quá trình phát triển của thai nhi để biết thêm nhiều thông tin bổ ích nhé.

ĐƯỢC QUAN TÂM NHẤT

BÌNH LUẬN

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

THEO DÕI

22,291FansLike
2,507FollowersFollow
0SubscribersSubscribe
spot_img

BÀI VIẾT HAY NHẤT