Chế độ ăn bà bầu không tăng cân nhưng vẫn đảm bảo đủ chất dinh dưỡng cho thai nhi là điều mẹ bầu nào cũng mong muốn. Trên thực tế, đây là điều không hề dễ dàng đối với hầu hết các mẹ trong thời kỳ mang thai. Vậy mang thai cần ăn uống ra sao? Thực đơn cho mẹ bầu thay đổi như thế nào theo từng giai đoạn? Tất cả sẽ được marryfamily.com bật mí ngay trong bài viết này, mẹ cùng tìm hiểu nhé.
2 nguyên tắc về dinh dưỡng khi mang thai mẹ cần nhớ?
Trong khoảng 40 tuần thai, nhu cầu về dinh dưỡng và năng lượng của mẹ sẽ cao hơn so với mức bình thường. Bởi lúc này cơ thể mẹ sẽ xuất hiện một số cơ quan thích ứng với quá trình nuôi dưỡng bào thai. Để thực hiện chế độ ăn cho mẹ bầu không tăng cân con vẫn đủ chất mẹ cần nắm rõ một số điều như sau:
Lựa chọn các loại thực phẩm lành mạnh:
Bổ sung đầy đủ vitamin và khoáng chất: Đây là yếu tố quan trọng trong việc ngăn ngừa tình trạng thiếu hụt vi chất do nhu cầu dinh dưỡng tăng cao. Trong suốt thai kỳ, mẹ bầu cần bổ sung vào chế độ ăn hàng ngày những thực phẩm chứa nhiều: sắt, acid folic, các loại vitamin nhóm A,B,C,D,E,K, canxi, Protein, Omega-3, kẽm … để đảm bảo cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triển của thai nhi. Đồng thời đảm bảo sức khỏe cho mẹ bầu.
Cân đối đầy đủ 4 nhóm chất dinh dưỡng thiết yếu bao gồm: chất bột đường, chất đạm, chất béo, các loại vitamin và khoáng chất. Mẹ nên ăn đa dạng các loại thực phẩm để tránh việc thừa năng lượng khiến mẹ tăng cân quá nhiều hay thiếu dinh dưỡng cho thai nhi.
Tập thể dục thường xuyên: Ngoài chế độ dinh dưỡng thai kỳ thì tập thể dục cũng là phương thức quan trọng trong việc giúp mẹ và thai nhi khỏe mạnh. Mẹ bầu có thể duy trì đi bộ hay thực hiện các bài tập nhẹ nhàng tùy vào tình trạng sức khỏe của mình.
Tránh ăn những thực phẩm, đồ uống có hại:
Bên cạnh những thực phẩm nên ăn, mẹ bầu cần tránh một số loại thực phẩm như: Rượu, cá có hàng lượng thủy ngân cao, các thực phẩm sống chưa được nấu chín, đồ ăn vặt được chế biến sẵn, muối….Đây là những thực phẩm không tốt cho sự phát triển của thai nhi cũng như gây ra nhiều vấn đề về sức khỏe cho mẹ và bé. Danh sách những thức ăn bà bầu nên tránh xem tại đây.
Bật mí chế độ ăn bà bầu không tăng cân, con vẫn khỏe mạnh
Để thai nhi phát triển toàn diện, mẹ bầu cần có chế độ dinh dưỡng phù hợp. Tuy nhiên, việc ăn quá nhiều chưa hẳn đã là tốt, một chế độ ăn cho mẹ bầu ít tăng cân là sự lựa chọn lý tưởng. Do đó, mẹ cần chú ý thay đổi chế độ ăn theo từng giai đoạn cụ thể như sau:
Chế độ ăn cho bà bầu ít tăng cân trong 3 tháng đầu thai kỳ:
Ở 3 tháng đầu của thai kỳ, mẹ bầu cần ăn uống nhiều hơn bình thường. Tuy nhiên, nhiều trường hợp mẹ bầu phải đối mặt với tình trạng ốm nghén rất khó chịu. Cho dù không ăn được nhiều, mẹ bầu vẫn cần đảm bảo chế độ dinh dưỡng đầy đủ bằng cách bổ sung acid folic, sắt và canxi.
Bên cạnh đó, mẹ cần thay đổi cách chế biến các món ăn để giúp việc ăn uống trở nên dễ dàng hơn. Ngoài 3 bữa chính, mẹ nên bổ sung thêm các bữa phụ ngoài giờ với chế độ ăn trong một ngày như sau:
Bữa sáng: Một chiếc bánh mì kẹp thịt / 1 bát phở, 1 ly nước cam (nếu có).
Bữa phụ 1: Sữa chua/ngũ cốc/1 quả táo/…
Bữa trưa: 1-2 chén cơm thịt kho/cá kho, rau xào thịt bò.
Bữa phụ 2: Sữa chua/ 1 quả kiwi/sinh tố hoa quả
Bữa tối: 1 bát súp gà, rau luộc.
>>> Có thể bạn quan tâm: [TƯ VẤN] Chế độ dinh dưỡng cho bà bầu 3 tháng đầu đủ dưỡng chất
Chế độ ăn cho bà bầu ít tăng cân 3 tháng giữa:
Bước sang giai đoạn này, mẹ bầu dần không còn ốm nghén nữa. Tuy nhiên, thai nhi sẽ cần bổ sung nhiều dưỡng chất hơn. Do đó, mẹ bầu cần tăng lượng khẩu phần ăn lên khoảng 300 – 400kcal/ngày. Và cần cân đối các dưỡng chất thiết yếu bằng việc kết hợp đa dạng các loại thực phẩm như: thịt, cá, hoa quả và các loại rau củ.
Ngoài sắt, acid folic, canxi, bà bầu cần bổ sung một số thực phẩm có chứa kẽm bao gồm: các loại hải sản, cá, sữa…để đảm bảo đủ chất dinh dưỡng nhất. Một chế độ ăn để mẹ bầu không tăng cân ở giai đoạn 3 tháng giữa chính là chia nhỏ các bữa ăn thành nhiều bữa nhỏ trong ngày mẹ nhé.
>>> Có thể bạn quan tâm: Dinh dưỡng cho mẹ bầu 3 tháng giữa thai kỳ giúp thai nhi khỏe mạnh
Chế độ ăn cho mẹ bầu không tăng cân 3 tháng cuối thai kỳ:
Đây là giai đoạn đánh dấu sự phát triển vượt bậc về cân nặng của thai nhi. Mẹ nên tập trung vào các thực phẩm giàu đạm, vitamin và chất béo lành mạnh. Bên cạnh đó, mẹ cần bổ sung vitamin C nhằm tăng khả năng hấp thụ canxi, sắt tránh nguy cơ sinh non.
3 tháng cuối thai kỳ, mẹ có thể sử dụng thực đơn như ở 3 tháng giữa mà không cần điều chỉnh quá nhiều. Tuy nhiên, mẹ bầu cần chú ý uống đủ nước, khoảng cách các bữa ăn không quá 4 tiếng và không nên ăn quá nhiều tinh bột và đồ ngọt.
>>> Xem thêm: Dinh dưỡng cho mẹ bầu 3 tháng cuối thai kỳ giúp mẹ khỏe con khôn
Những lưu ý trong chế độ ăn bà bầu không tăng cân?
- Không nên nhịn ăn bữa sáng, bởi đây là bữa ăn quan trọng. Trong chế độ ăn không tăng cân cho bà bầu thì bữa sáng cần phải được chú trọng nhiều hơn.
- Không nhịn ăn khi ốm nghén
- Hạn chế ăn những thực phẩm chứa nhiều phụ gia, đồ cay nóng….
- Tăng cường protein và giảm lượng muối sử dụng mỗi ngày
- Giảm tinh bột và đường trong thực đơn cho bà bầu thừa cân.
- Khám thai định kỳ thường xuyên giúp mẹ bầu nhanh chóng phát hiện những căn bệnh thai kỳ (nếu có).
Hy vọng với những kinh nghiệm ăn uống theo từng giai đoạn khi mang thai trên đây. Sẽ giúp mẹ nắm vững những quy tắc trong chế độ ăn cho bà bầu không tăng cân. Để biết thêm nhiều bí quyết dinh dưỡng mẹ có thể tham khảo thêm bảng tăng cân của mẹ bầu theo từng giai đoạn. Hoặc hãy để lại bình luận và nhận lời khuyên từ các chuyên gia của Marryfamily mẹ nhé
Tin liên quan: